chiến tranh Nga - Nhật và bị thương trong trận đánh trên biển Tsushima.
Năm 1908, Yamamoto vào học tại trường Pháo thuật hải quân, sau khi tốt
nghiệp đã trở thành một chuyên gia pháo hạm ưu tú, sau đó ông được bổ
nhiệm giữ chức tham mưu hạm đội 2.
Năm 1919, ông sang Mỹ làm công sứ. Năm 1921, ông trở về nước làm sỹ
quan giảng dạy tại đại học hải quân. Năm 1923, ông lại đến các nước châu
Mỹ và châu Âu để khảo sát tình hình xây dựng hải quân. Năm 1924, sau khi
được bổ nhiệm làm sỹ quan giảng dạy kiêm phó hạm trưởng hạm đội hàng
không hải quân Kasumiga Ura. Ngay sau lần đầu tiên tiếp xúc với phi cơ,
ông đã nhận thấy phi cơ sẽ có ảnh hưởng sâu rộng đến hải quân. Năm 1925,
Yamamoto được cử làm đại diện hải quân đại sứ quán Nhật tại Mỹ. Năm
1928, sau khi trở về nước, ông lần lượt đảm nhận các chức vụ như hạm
trưởng hạm tuần tiễu đại dương "Isorolin" và hạm trưởng hàng không mẫu
hạm "Akagi".
Năm 1935, ông giữ chức đại diện hải quân Nhật đóng tại Mỹ. Từ năm
1930 - 1938, ông từng giữ các chức vụ: Bộ trưởng kỹ thuật bản bộ hàng
không hải quân, tư lệnh chiến đội hàng không số 1, bộ trưởng bản bộ hàng
không, phó chỉ huy hải quân.
Ông chủ trương đẩy mạnh xây dựng binh lực hàng không hải quân. Ông
đích thân dẫn quân hàng không tiến hành các cuộc tập luyện trên biển. Ông
đã có đóng góp rất lớn trong việc nâng cao khả năng tác chiến của tàu hàng
không mẫu hạm mang phi cơ. Ông cũng có vai trò rất lớn trong sự nghiệp
phát triển của binh lực hàng không Nhật Bản.
Năm 1930, ông được tấn phong quân hàm thiếu tướng và giữ chức vụ
trưởng ban kỹ thuật bản bộ hàng không hải quân. Trong thời gian nhậm
chức của ông, phi cơ chiến đấu thần tốc của Nhật Bản đã được đưa vào
chương trình nghị sự. Sau đó, Nhật Bản đã sản xuất ra được hai loại phi cơ
mang trên tàu có tính năng ưu việt trong thời kỳ đầu chiến tranh là phi cơ
công kích 95 và phi cơ chiến đấu số 0.