Đầu tháng 11, ông dẫn quân phối hợp với liên quân Anh, Pháp tiến hành
cuộc tổng phản công vào quân Đức, chọc thủng phòng tuyến Hindeburg,
buộc quân Đức phải ra hàng. Tháng 9 năm 1919, ông chính thức được
phong quân hàm Thượng tướng lục quân. Sau chiến tranh thế giới, từ năm
1921 trở đi, ông giữ chức tham mưu trưởng lục quân Mỹ. Năm 1924, ông
rời quân ngũ, chuyển sang giữ chức chủ tịch ủy ban tưởng niệm chiến tranh
nước Mỹ.
Trong chiến tranh liên minh, ông chủ trương duy trì tính độc lập trong tác
chiến của quân Mỹ, đồng thời ông cũng cố gắng hết mình để thoát khỏi
cách đánh ỷ lại vào lũy cao hào sâu. Ông được mệnh danh là "búa thép",
xứng đáng là một trong những "quân nhân vĩ đại" trong lịch sử nước Mỹ.
Ngày nay, trong quân đội Mỹ vẫn còn tên lửa mang đầu đạn tầm trung
mang tên ông (Pershing I và Pershing II). Tên lửa mang đầu đạn Pershing là
một loại tên lửa đạn đạo cố định tầm trung đất đối đất, tất cả có 3 cỡ,
"Pershing I" đã không còn sử dụng nữa. "Pershing II" là tên lửa đạn đạo
chiến thuật đất đối đất thế hệ 3, năm 1974 bắt đầu được nghiên cứu chế tạo,
năm 1985 được trang bị cho quân đội, chủ yếu dùng để đánh vào các mục
tiêu quan trọng như sở chỉ huy hoặc đầu nút giao thông của các nước khối
Vac-sa-va cũ. Tên lửa đạn đạo này dùng 2 hệ thống đạn đạo quán tính và ra
đa dẫn đường, có thể đạt đến độ chính xác trong vòng 30m, là một loại tên
lửa đạn đạo đất đối đất có độ bắn chính xác cao nhất hiện nay. Bộ phận
quan trọng nhất của “Pershing II” là đầu đạn hạt nhân có trọng lượng TNT
từ 5 nghìn đến 50 nghìn tấn, tầm bắn xa nhất là 1.800km, tầm cao tối đa
khoảng 300km, độ chính xác trong vòng 40m, tốc độ tối đa gấp 12 lần tốc
độ âm thanh, đầu đạn dài 10m, đường kính 1m, trọng lượng phát xạ 7,26
tấn, thời gian chuẩn bị phóng là 5 phút. Tác phẩm để lại của John Pershing
là "Quãng đời của tôi trong Đại chiến thế giới".