vàng từ quần đảo Mariana bay về phía Bắc. Khoảng giữa đêm thì phi cơ
dẫn đường đã tìm thấy khu trung tâm thành phố Tokyo. Vào 0 giờ 15 phút
ngày mùng 10, hai chiếc phi cơ bay đan xen vào nhau đồng thời thả một
loạt bom xuống mục tiêu.
Tiếp theo đó một loạt phi cơ ầm ầm kéo đến, trận mưa bom bắt đầu, quả
cầu lửa khổng lồ với sức mạnh như bão táp ập vào các công trình kiến trúc.
Cả thành phố Tokyo phút chốc chìm trong biển lửa. "Trận hỏa công" của
Arnold đã lần lượt khiến các thành phố Tokyo, Nayoga, Osaka, Yokohama
và Kobe của Nhật Bản trở nên xơ xác, tiêu điều, không còn nhận ra được
nữa. Arnold cho rằng: "nước Nhật đầu hàng là điều đã được định đoạt, chỉ
cần dùng không quân tiến hành cuộc oanh tạc thông thường là có thể kết
thúc được cuộc chiến tranh rồi, ném bom nguyên tử là điều hoàn toàn
không cần thiết" nhưng Tổng thống Mỹ Truman lại có ý định khác, ông dặn
dò Arnold: "Chuẩn bị xong rồi sẽ ném bom nguyên tử".
Năm 1946, Arnold giải nghệ. Trong thời kỳ Đại chiến thế giới lần thứ
hai, ông dốc sức nâng cao năng lực sản xuất phi cơ quân dụng và trình độ
huấn luyện của phi công, phụ trách việc biên chế, huấn luyện và chỉ huy của
quân chủng không quân, lục quân, đặt nền móng cho việc lập ra không quân
độc lập, được mệnh danh là "cha đẻ của không quân hiện đại nước Mỹ".
Ông vừa là thành viên của hội nghị liên tịch tham mưu trưởng Anh - Mỹ,
tham gia nghiên cứu các vấn đề chiến lược quan trọng như: Sử dụng tác
chiến của không quân Anh, Mỹ. Ông có vai trò rất lớn trong việc tổ chức
chỉ huy oanh tạc chiến lược đối với các nước trong trục phát xít.
Với nỗ lực của ông, năm 1947, không quân Mỹ đã trở thành binh chủng
độc lập. Năm 1949, ông trở thành Thượng tướng không quân 5 sao đầu tiên
của nước Mỹ.
Ông cho rằng không quân là nhân tố mang tính quyết định của chiến
tranh tương lai, ưu thế trên không là điều kiện tiên quyết trong việc giành
chiến thắng trong chiến tranh trên biển và trên bộ. Đồng thời, ông nhấn
mạnh tác dụng của oanh tạc chiến lược, chủ trương xây dựng không quân