lập, Choibalsan được bầu làm ủy viên chính phủ khóa 1 và chính ủy quân
đội nhân dân. Tháng 8, ông nhậm chức bí thư trung ương Đoàn Thanh niên
cách mạng Mông Cổ.
Năm 1923, Suhbaatar qua đời, toàn bộ trọng trách của công tác phát triển
bồi dưỡng đảng viên và củng cố Đảng được chuyển giao sang cho
Choibalsan gánh vác. Ủy ban đặc biệt do Choibalsan lãnh đạo đã đập tan
âm mưu đảo chính do Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm bộ trưởng
quân chính Tanshan phát động. Tháng 11 năm 1924, bộ hiến pháp đầu tiên
của nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ được thông qua, hiến pháp này đã
quy định là dưới sự trợ giúp của Liên Xô, Mông Cổ sẽ xóa bỏ chủ nghĩa đế
quốc và sự áp bức bóc lột của chế độ phong kiến, đảm bảo phát triển theo
con đường chính nghĩa phi tư bản chủ nghĩa. Choibalsan đã tham gia tích
cực vào việc soạn thảo hiến pháp này.
Thời kỳ cuối thập niên 20, Choibalsan đã ủng hộ và lãnh đạo "phái phản
đối Holden" (phái Holden chủ trương cho phép những người không cùng
giai cấp, không cùng chính kiến cũng được vào Đảng và các cơ quan nhà
nước, đồng thời bảo hộ nền kinh tế quý tộc Mông Cổ) chiến đấu với cánh
hữu đi ngược lại với đường lối giai cấp của Đảng do chủ tịch Đảng
Tanbadolji cầm đầu. Tại đại hội Đảng lần thứ VII, VIII được tổ chức vào
năm 1927 và 1928, ông đã phê bình khuynh hướng cánh hữu trong Đảng,
đồng thời kiên trì đường lối giai cấp của Đảng, làm trong sạch đội ngũ của
Đảng. Tại đại hội VII, ông đã có bài phát biểu nêu rõ "nguyên nhân khiến
cho cánh hữu trở nên nguy hiểm là thành phần xã hội của Đảng không
thuần nhất".
Tháng 4 năm 1928, Đại hội Đảng đã quyết định thành lập một ủy ban đặc
biệt do Choibalsan làm chủ tịch, tiến hành điều tra những vụ đảng viên và
tổ chức đảng bị vùi dập và bức hại. Tháng 12 năm 1928, tại Đại hội đại biểu
nhân dân toàn quốc (tương đương Quốc hội) ông được bầu làm Chủ tịch
Đoàn chủ tịch Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (tương đương với Chủ
tịch Đoàn chủ tịch ủy ban thường vụ Quốc hội). Đại hội đại biểu nhân dân
toàn quốc đã quyết định tịch thu toàn bộ gia súc và tài sản của địa chủ