Ngày 21 tháng 1 năm 1924, sau khi Lênin qua đời, Stalin đã triệu tập Đại
hội đại biểu Đảng Cộng sản Nga lần thứ XIII, tại đại hội, ông tái đắc cử các
chức vụ ủy viên bộ chính trị, ủy viên Trung ương Đảng, ủy viên ban tổ chức
và Tổng bí thư. Từ đó, ông trở thành nhà lãnh đạo tối cao lỗi lạc của Đảng
Cộng sản Liên Xô và nước cộng hòa Xô Viết.
Trong gần 30 năm về sau, ông luôn nắm giữ quyền lãnh đạo tối cao. Ông
đã lãnh đạo Đảng và nhân dân Liên Xô xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa
trong điều kiện vô cùng khó khăn, gian khổ. Ông tập trung tăng cường công
cuộc kiến thiết chủ nghĩa xã hội, hoàn thành xuất sắc cuộc cải cách ruộng
đất, ông đã đưa Liên Xô từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một
nước công nghiệp tiên tiến và đặt nền móng kinh tế vững chắc cho công
cuộc kiến thiết quốc phòng.
Sau khi chiến tranh Liên Xô - Đức bùng nổ, ông đã giữ chức chủ tịch ủy
ban quốc phòng, ủy viên nhân dân quốc phòng và Thống soái tối cao lực
lượng vũ trang. Ông động viên, tổ chức và lãnh đạo nhân dân tiến hành
cuộc chiến chống phát xít.
Ông đã dựa vào đại bản doanh và bộ ban tham mưu thuộc bộ thống soái
tối cao để kịp thời đưa ra quyết sách chiến lược, xây dựng và sử dụng quân
đội dự bị chiến lược, từ đó đã giành được hàng loạt các thắng lợi rực rỡ
trong các trận đánh mang tính chiến lược như chiến thắng Moscow,
Stalingrat và Kursk. Cái tên Stalin đã trở thành nỗi kinh hoàng và khắc tinh
của Đức Quốc xã. Song song với các thắng lợi, Stalin cũng tích cực triển
khai các hoạt động ngoại giao thiết thực. Ông đã tham gia vào hội nghị
quan trọng mang tầm quốc tế của nguyên thủ 3 nước Anh - Mỹ - Liên Xô
được tổ chức tại Teheran, Yalta và Potsdam. Ông có vai trò quyết định trong
việc vận động, xây dựng và củng cố liên minh thế giới chống phát xít cũng
như trong việc hoạch định các quyết sách chiến lược đánh bại phát xít Đức,
Ý, Nhật.
Sau thắng lợi của cuộc chiến chống phát xít, ông được bầu làm Tổng bí
thư Đảng Cộng sản Liên Xô, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô và Bộ