tất cả các phi cơ ở sân bay Côn Minh đều cất cánh nghênh chiến và đã
giành được thắng lợi. 10 chiếc phi cơ của Nhật thì có tới 6 chiếc bị bắn hạ,
3 chiếc bị thương, trong khi đó, toàn bộ phi cơ của trung đội tình nguyện
không hề hấn gì. Thắng lợi trong trận đầu ra quân là nguồn cổ vũ vô cùng to
lớn đối với nhân dân Côn Minh, những người đã từng phải hứng chịu không
biết bao nhiêu lần oanh tạc của phi cơ Nhật. Mọi người đều ca ngợi phi cơ
của đội quân tình nguyện nước Mỹ là "Phi Hổ" (kể từ đó, "đội Phi Hổ" đã
trở thành tên gọi của đội quân tình nguyện nước Mỹ).
Ngày 22 tháng 12, Chennault phái trung đội 3 chuyển sang hiệp đồng tác
chiến với quân Anh. Trong hơn 2 tháng chiến đấu trên không, phi cơ của
Anh và Mỹ đã 31 lần chiến đấu với quân Nhật và đã bắn rơi tổng cộng 217
phi cơ chiến đấu của Nhật.
Ngày 3 tháng 2 năm 1944, Tống Mỹ Linh đã gọi điện cho ông đề nghị
ông giữ chức vụ tổng chỉ huy không quân đóng tại Trung Quốc và thăng
quân hàm cho ông lên Chuẩn tướng. Chennault trở thành nhân vật nổi bật
được tất cả các nước quan tâm, tin tức về thắng lợi rực rỡ của ông cũng đã
làm nức lòng toàn dân Mỹ.
Chennault phút chốc trở thành anh hùng của nước Mỹ, ông được tôn vinh
là "tướng quân Phi Hổ".
Tháng 5 năm 1942, quân Nhật xâm chiếm Myanma, rồi tiến đánh Vân
Nam. Nhằm ngăn chặn quân Nhật vượt qua sông Nộ Giang, Chennault đã
chỉ huy quân tình nguyện liên tục đánh tập kích vào lực lượng vận chuyển
của quân Nhật dọc theo dải Bảo Sơn, Đằng Xung, Long Lăng. Một đội
quân Nhật cố tìm cách vượt sông Nộ Giang đã bị quân tình nguyện oanh
kích và đánh cho tan tành, số sống sót hầu như không đáng kể. Tháng 6,
Chennault dẫn bộ tư lệnh và 2 trung đội tiến đến Quế Lâm. Chỉ trong một
trận đánh vào ngày 12 trên bầu trời Quế Lâm, quân tình nguyện đã bắn hạ 8
phi cơ Nhật, tuy nhiên 1 chiếc phi cơ của quân tình nguyện đã bị thương
nặng. Thắng lợi đã làm nức lòng nhân dân Quế Lâm, họ đã tình nguyện
quyên góp được 2 vạn nhân dân tệ để làm quà thăm hỏi các phi công Mỹ bị