thương. Sau nhiều lần bị đánh như vậy, cứ mỗi khi cất cánh, các phi công
Nhật Bản đều mang theo tâm trạng hoang mang, lo sợ, vì vậy mà đã yêu
cầu tăng viện thêm phi cơ.
Ngày 3 tháng 7 năm 1942, theo mệnh lệnh của bộ lục quân nước Mỹ và
của Tưởng Giới Thạch, Chennault đã giải tán đội không quân tình nguyện
rồi thành lập đại đội 23 thuộc đội không quân số 10 lục quân Mỹ với lực
lượng nòng cốt là một số thành viên của quân tình nguyện. Không quân tình
nguyện nước Mỹ đã chiến đấu hơn 2 tháng tại các chiến trường Trung
Quốc, Myanma và Ấn Độ với tổn thất là 12 chiếc phi cơ bị bắn hạ trên bầu
trời và 61 phi cơ bị phá hủy dưới mặt đất, nhưng đã lập được chiến tích vẻ
vang là bắn hạ tổng cộng gần 150 phi cơ Nhật.
Sau khi không quân tình nguyện nước Mỹ giải tán, số phi cơ và phi công
còn lại được sáp nhập vào đại đội 23, cùng với trung đội không quân 16
đóng tại Trung Quốc tạo thành đội không quân đặc nhiệm Mỹ tại Trung
Quốc và trực thuộc đội không quân số 10 lục quân Mỹ. Chennault được bổ
nhiệm làm tư lệnh đại đội không quân đặc nhiệm Mỹ đóng tại Trung Quốc
và được thăng lên quân hàm Chuẩn tướng. Sau khi quyền hạn được mở
rộng, Chennault bắt đầu phát động kế hoạch tác chiến, tiến công. Bắt đầu từ
hạ tuần tháng 8, để tranh đoạt quyền kiểm soát trên không, Nhật và Mỹ đã
triển khai các cuộc không chiến ác liệt trên bầu trời Trung Quốc. Dựa vào
mạng lưới thông tin tình báo nhạy bén, dày đặc, chỉ trong 8 trận không
chiến, hạ tuần tháng 7, Chennault đã chỉ huy đội không quân đặc nhiệm Mỹ
bắn hạ 62 phi cơ Nhật, trong khi đó phía Mỹ chỉ bị thiệt hại 3 phi cơ. Sau
khi giành được quyền kiểm soát trên không, Chennault ngay lập tức chỉ huy
không quân oanh kích vào các chiến hạm của Nhật trên sông Trường Giang
và vịnh Bắc Bộ. Đồng thời, ông cũng ra lệnh cho không quân liên tục tập
kích vào các sân bay, cửa cảng tại Hán Khẩu, Hồng Kông và Quảng Châu,
khiến cho quân Nhật bị tổn thất nặng nề.
Ngày 25 tháng 11 năm 1943, Chennault đã chỉ huy đội không quân đặc
nhiệm viễn chinh đến tận sân bay của Nhật tại Đài Loan, kết quả là 15 phi
cơ của Nhật bị bắn hạ và toàn bộ 42 phi cơ đang đỗ trên sân đều bị phá hủy.