Tháng 1 năm 1947, Marshall trở về nước nhậm chức quốc vụ khanh, ông
ủng hộ việc đẩy mạnh thực thi "chủ nghĩa Truman" trong chính sách chiến
tranh lạnh. Sau Đại chiến thế giới lần thứ hai, nước Mỹ bắt đầu coi việc
thực thi kế hoạch mở rộng tranh giành châu Âu là trọng điểm của chiến
lược toàn cầu, vì vậy mà vào ngày 5 tháng 6 năm 1947, trong bài diễn
thuyết tại đại học Havert, với tư cách là quốc vụ khanh, Marshall đã đưa ra
kế hoạch giúp cho nền kinh tế châu Âu phục hồi, đó là "kế hoạch Marshall",
hay còn gọi là "kế hoạch phục hưng châu Âu".
Ngày 3 tháng 4, quốc hội Mỹ đã thông qua "dự luật viện trợ đối ngoại",
kể từ đó “kế hoạch Marshall” chính thức bắt đầu được tiến hành. Thời gian
viện trợ trong kế hoạch của Marshall dự định là 5 năm (từ năm 1948 đến
năm 1952), nhưng đến cuối năm 1951, nước Mỹ lại bất ngờ tuyên bố kết
thúc kế hoạch viện trợ này trước thời hạn và chuyển sang "kế hoạch an toàn
cộng đồng".
Tổng cộng nước Mỹ đã viện trợ cho châu Âu số tiền lên tới 13 tỷ 150
triệu USD, trong đó viện trợ không hoàn lại chiếm 88%, số còn lại là cho
vay. Trong thời gian thực thi "kế hoạch Marshall", GDP của các nước Tây
Âu tăng trưởng ở mức 25%. "Kế hoạch phục hưng châu Âu" là một đóng
góp vô cùng quan trọng của Marshall, nhờ vậy, ông đã giành được giải
thưởng Nobel vì hòa bình vào tháng 12 năm 1953. Ngày 16 tháng 10 năm
1959, Marshall lâm bệnh nặng và qua đời tại viện quân y lục quân Waltreed
ở thủ đô Washington, hưởng thọ 79 tuổi.
"Ông là vĩ nhân cuối cùng của nước Mỹ đương đại", phát biểu này của
Thủ tướng Anh tại London đã nói thay cho tình cảm của mọi người đối với
Marshall.