sinh mệnh, duy trì sinh mệnh và tiếp nối dòng dõi.Ngày nào còn tồn tại
quốc gia thì ngày đó sẽ vẫn còn tồn tại chiến tranh. Chiến tranh không chỉ là
vấn đề về quân sự mà nó còn quan hệ mật thiết đến chính trị, xã hội, kinh
tế, khoa học kỹ thuật, tôn giáo và văn hóa. Chiến tranh và hòa bình không
có sự khác biệt về bản chất: Hòa bình là chiến tranh không đánh nhau,
không đổ máu; chiến tranh là hòa bình vừa đánh nhau lại vừa đổ máu.
Theo Fuller, chiến tranh trong tương lai chủ yếu là chiến tranh cơ giới
hóa, là chiến tranh nhất thể hóa ba chiến trường: hải - lục - không quân và
ba quân: hải, lục và không quân, liên hợp tác chiến. Trong chiến tranh
tương lai, mối liên hệ giữa cơ giới hóa mặt đất và cơ giới hóa trên không sẽ
ngày càng mật thiết, lục chiến và hải chiến cũng sẽ có mối liên hệ rất rộng
lớn, sự cơ động trong trang bị vũ khí cũng sẽ được phát huy tối đa, tiến
trình chiến tranh sẽ được đẩy lên ngày một nhanh hơn, thời gian duy trì sẽ
được rút ngắn xuống mức tối đa có thể, tiến công sẽ chiếm ưu thế áp đảo so
với phòng ngự. Chiến tranh cơ giới hóa chủ yếu sẽ nổ ra tại khu vực phát
triển của châu Âu, nơi có mật độ dân cư dày đặc, quân thiết giáp đông đúc
và mức độ cơ giới hóa rất cao. Bất kì quốc gia nào chuyển từ một nước
nông nghiệp thành nước công nghiệp thì đều có khả năng tiến hành chiến
tranh theo kiểu này.
Chiến tranh trong tương lai sẽ là chiến tranh không tuyên mà chiến,
không có thời gian động viên kéo dài và sẽ không có khả năng xuất hiện
chiến tranh tiêu hao và chiến tranh chiến hào như trong Đại chiến thế giới
lần thứ nhất nữa. Tuyến tiếp viện cũng sẽ không dài như trước đây, mục tiêu
chủ yếu nhắm tới là các cơ quan đầu não, quân đội trọng yếu, cơ quan thông
tin và cơ sở tiếp viện hậu phương. Trong chiến tranh tương lai thì cuộc đấu
tranh giành quyền chủ động trên chiến trường sẽ diễn ra hết sức quyết liệt,
nhân tố cơ động và thời gian sẽ đều vô cùng quan trọng.
Khi trình bày vấn đề về chỉ đạo trong chiến tranh, Fuller cho rằng tiến
hành chiến tranh trong tương lai bắt buộc phải có tư tưởng chỉ đạo rõ ràng
và phải loại bỏ thành kiến khi phân tích vấn đề. Về chiến lược, phải thể hiện
được ý chí quốc gia, vận dụng mọi nguồn tài nguyên bao gồm cả tinh thần,