Chương 61: John Frederick Charles
Fuller
Fuller (1878 - 1966) - Nhà lí luận quân sự người Anh. Tác phẩm "Chiến
tranh thiết giáp", đỉnh cao của ông đã được Erwin Rommel và Guderian
Heinz gọi là "Thánh kinh" chiến tranh. Vĩ nhân thế giới cùng thời với ông
có: Wesley Clark, Eisenhower.
Fuller từng tham gia Đại chiến thế giới lần thứ nhất và đảm nhận các
chức vụ: Tham mưu trưởng quân thiết giáp, sĩ quan huấn luyện, chủ nhiệm
Học viện Tham mưu, trợ lí tổng tham mưu trưởng quân Anh, sư đoàn
trưởng sư đoàn dã chiến, được tấn phong quân hàm Thiếu tướng. Fuller đã
viết khá nhiều tác phẩm, các lĩnh vục mà ông đề cập đến cũng rất rộng. Ông
từng nghiên cứu lý luận chiến tranh bộ binh và chiến tranh cơ giới hóa,
chính trị quốc tế, công tác quốc phòng quốc gia và cả lịch sử quân sự.
"Chiến tranh thiết giáp" là tác phẩm điển hình về lí luận chiến tranh cơ giới
hóa của ông. Tác phẩm này được viết vào năm 1932 với cái tên ban đầu là
"Giáo trình điều lệnh dã chiến (3)"
(3). Thời kì đầu thập niên 40, "Chiến tranh thiết giáp" được quân đội
Liên Xô lấy làm "sách đọc hàng ngày" của các sĩ quan quân đội. Tại Anh và
Mỹ, "Chiến tranh thiết giáp" không những được sử dụng như là tài liệu
chuẩn, mà còn được xếp vào loại văn kiện trình bày và phân tích chiến
tranh có giá trị ứng dụng rất cao.
Fullercho rằng khoa học quân sự là bộ môn khoa học có tính tổng hợp và
là một phân nhánh của khoa học xã hội. Sự phát triển của khoa học quân sự
có cả nhân tố lịch sử và nhân tố xã hội phức tạp. Cách mạng công nghiệp có
ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của khoa học quân sự. Nghiên cứu lý
luận quân sự cần phải đứng trên lập trường khoa học, cần phải vận dụng tư
duy của khoa học để tiến hành phân tích. Về chiến tranh thì Fuller cho rằng
chiến tranh là một hoạt động quan trọng của xã hội loài người, là sản phẩm
của xã hội có tổ chức. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chiến tranh là bảo vệ