Quốc. Năm 1925 ông thi vào kỳ 4 Trường Quân sự Hoàng Phố, cũng trong
năm đó ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tháng 10 năm 1926 ông tốt nghiệp Trường Quân sự Hoàng Phố, sau đó
được phân về làm trung đội trưởng đội kiến tập. Do ảnh hưởng của tư tưởng
tiến bộ của phong trào phản đế Ngũ Tứ, nên ngay từ hồi còn rất trẻ Lâm
Bưu đã tham gia vào phong trào học sinh, sinh viên. Tháng 4 năm 1927 ông
tham gia chiến tranh Bắc Phạt lần thứ 2 do chính quyền nhân dân Vũ Hán
tiến hành, tháng 8 năm đó lại tham gia vào khởi nghĩa Nam Xương. Sau khi
quân khởi nghĩa Nam Xương bị thất bại ở khu vực Triều Sán - Quảng
Đông, Lâm Bưu đã theo Chu Đức, Trần Nghị chuyển đến chiến khu giáp
ranh các tỉnh Quảng Đông - Quảng Tây - Giang Tô - Hồ Nam.
Tháng 1 năm 1928 ông tham gia vào khởi nghĩa Tương Nam. Tháng 4
năm 1928 sau khi đến tỉnh Cương Sơn, ông lại tham gia vào cuộc chiến
chống "tiến công quét sào huyệt" và "tập trung quét sạch sào huyệt" tại căn
cứ địa cách mạng tỉnh Cương Sơn.
Năm 1932 ông dẫn quân tham gia vào các chiến dịch quan trọng như Văn
Gia Thị, Cát An, Cán Châu, Nam Hùng Thuỷ Khẩu, Lạc An Nghi Hoàng và
cả những cuộc chiến chống lại "càn quét sào huyệt" từ lần thứ nhất đến lần
thứ năm tại khu căn cứ cách mạng Xô Viết của trung ương Đảng. Ông từng
nhiều lần dẫn quân đảm nhiệm các nhiệm vụ chủ công trong các trận chiến
của chiến dịch.
Trong thời kỳ Trường Chinh, ông dẫn quân chọc thủng tuyến phong toả
từ số 1 đến số 4 của quân Quốc dân Đảng, và tham gia vào chiến dịch vượt
sông Ô Giang. Sau hội nghị Tuân Nghĩa, ông chỉ huy quân đoàn 1 Hồng
quân tham gia vào các chiến dịch lớn quan trọng như: Tứ Độ Xích Thuỷ (4
lần vượt sông Xích Thuỷ), Xảo Độ Kim Xa Giang (dùng mưu vượt sông
Kim Xa), Cường Độ Đại Độ Hà (Dùng sức mạnh để vượt sông Đại Độ) và
chiếm lĩnh cầu Lư Định.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Nhật, ông giữ chức sư đoàn trưởng và
chính ủy sư đoàn 115 cánh quân số 8 và uỷ viên uỷ ban quân sự cách mạng