thông qua, ông đã gửi đến uỷ ban tiền tuyến quân đoàn 4 Hồng quân, mời
Mao Trạch Đông về chủ trì công tác uỷ ban tiền tuyến quân đoàn 4 Hồng
quân.
Tháng 12 năm 1929, ông trợ giúp Mao Trạch Đông triệu tập đại hội đại
biểu lần thứ 9 quân đoàn 4 Hồng quân. Năm 1930 ông nhậm chức quân
đoàn trưởng quân đoàn 22 Hồng quân tham gia vào lãnh đạo xây dựng khu
căn cứ cách mạng Xô Viết và chiến đấu chống lại "càn quét sào huyệt" của
quân Quốc dân Đảng.
Do vết thương chưa lành nên ông đã không thể tham gia vào cuộc
Trường Chinh của quân đoàn đặc nhiệm số 1 của trung ương, ông đã cùng
với Hạng Anh căn cứ vào chỉ thị của trung ương Đảng đưa ra sách lược đấu
tranh phù hợp với thực tế, lãnh đạo Hồng quân và đội du kích thực hiện
thay đổi chiến thuật từ tác chiến tập trung sang du kích phân tán. Sau đó đã
có lúc ông mất liên lạc với trung ương, bị quân Quốc dân Đảng liên tục tiến
hành càn quét và phong toả kinh tế, ông đã chỉ huy quân nếm mật nằm gai,
ban ngày rút vào bí mật, ban đêm đổ ra đánh. Ông còn tổ chức vận động
quần chúng nhân dân tại địa phương tham gia. Ông đã khôn khéo kết hợp
giữa đấu tranh vũ trang và đấu tranh phi vũ trang, đấu tranh công khai và
đấu tranh bí mật, kinh nghiệm đấu tranh bí mật của Đảng địa phương và
kinh nghiệm mai phục du kích. Dưới sự cố gắng nỗ lực của rất nhiều đồng
chí chỉ huy tại các khu du kích, ông cùng mọi người đã kiên trì đấu tranh du
kích vô cùng gian khổ và đã bảo vệ được cứ điểm chiến lược cách mạng và
rất nhiều cán bộ nòng cốt chiến đấu của miền Nam.
Sau khi cuộc kháng chiến chống Nhật bùng nổ, căn cứ vào chỉ thị của
trung ương là triển khai cuộc đàm phán dân tộc thống nhất kháng Nhật với
quân địa phương Quốc dân Đảng, ông đã động viên đội du kích Hồng quân
tham gia vào cải tổ chỉnh đốn lại đội ngũ, bao quát đại cục, đặt lợi ích quốc
gia lên trên tất cả.
Năm 1939, ông chỉ huy một cánh quân của quân đoàn 4 mới tích cực
triển khai vũ trang kháng Nhật, thực thi phương châm chiến lược củng cố