Từ đó, tiếng tăm quân khởi nghĩa Spartacus vang lừng khắp nơi, không lâu
sau, đội quân này hầu như đã khống chế cả vùng đồng bằng Campania.
Đặc điểm tác chiến của Spartacus có thể tổng kết như sau:
Thứ nhất là, giỏi bày bố nghi binh. Nhờ vậy mà Valonnie bị trúng kế,
quân khởi nghĩa có thể phá vòng vây và thoát được. Sau trận thảm bại của
Claudius ở núi Vesuvius, Viện Nguyên lão La Mã lại phái quan hành pháp
Valonnie dẫn khoảng 12.000 quân sĩ tiến hành bao vây quân khởi nghĩa.
Spartacus đã đánh lừa kẻ địch bằng nghệ thuật nghi binh. Ông đã dẫn quân
khởi nghĩa theo kế hoạch vượt ra khỏi vòng vây dày đặc theo con đường
trên núi mà kẻ địch không thể ngờ tới được. Tiếp theo đo, ông lại lợi dụng
địa hình, cho quân nghỉ ngơi lấy sức, đợi khi quân địch mệt mỏi, tập kích
doanh trại.
Valonnie không thấy quân khởi nghĩa đâu thì tức giận ra lệnh cho quân
đội truy kích ngay lập tức, kết quả là quân đội mệt mỏi của Valonie cứ lần
lượt đi vào thế trận mai phục của quân khởi nghĩa. Sau trận chiến ác liệt,
quân khởi nghĩa đã đại thắng. Từ đó, cái tên Spartacus lan truyền khắp nước
Italia, nô lệ và nông dân nghèo khổ khắp nơi đã lũ lượt kéo nhau quy tụ
dưới trướng của ông khiến cho số quân khởi nghĩa tăng lên vùn vụt, đến
hơn 7 vạn người.
Thứ hai là, thẳng tay trừng trị kẻ ngoan cố. Khi rút quân tiến lên phương
Bắc, bất ngờ bị đánh giáp công, nghĩa quân đã chiến đấu anh dũng, kiên
cường. Sự uy hiếp của nghĩa quân đối với giai cấp thống trị La Mã mỗi
ngày một lớn, tập đoàn thống trị La Mã như ngồi trên đống lửa, lo sợ không
yên.
Đầu năm 72 TCN, đế quốc La Mã lại phái 2 viên quan hành pháp dẫn
binh đi chinh phạt nghĩa quân. Quân La Mã chia làm 2 cánh, cánh thứ nhất
hành quân thần tốc, vượt lên chặn đầu nghĩa quân, cánh thứ hai bám sát
theo sau nghĩa quân, tạo nên thế gọng kìm siết chặt vòng vây đối với nghĩa
quân. Spartacus rất nhanh chóng đoán ra được ý đồ của kẻ địch, ông nhận
định kẻ địch khinh suất, mạo muội tiến công nên binh lực nhất định là sẽ bị