Năm 1927, trước khởi nghĩa Nam Xương, ngay sau khi nhận được tin
báo Uông Tinh Vệ có âm mưu hãm hại Diệp Đĩnh, Hạ Long, ông đã lập tức
thông báo cho hai tướng Diệp Đĩnh, Hạ Long và bàn bạc tìm đối sách ứng
phó, đã đánh bại âm mưu của Uông Tinh Vệ. Ông còn tham gia vào khởi
nghĩa Quảng Châu.
Sau khi từ Liên Xô trở về ông từng tham gia chỉ huy chiến đấu chống lại
cuộc "vây quét sào huyệt" của địch, trợ giúp Mao Trạch Đông, Bành Đức
Hoài chỉ huy tác chiến. Trong chiến dịch Đông Chinh mùa xuân năm 1936,
ông dẫn quân trung lộ tác chiến khống chế chủ lực của quân địch, chi viện
tích cực cho hai cánh quân trái, phải. Theo mệnh lệnh của trung ương, ông
đã gặp gỡ và bàn bạc với tướng Trương Học Lương xây dựng chiến tuyến
thống nhất dân tộc kháng Nhật. Sau biến cố Tây An, ông trợ giúp Chu Ân
Lai đẩy mạnh hòa giải biến cố Tây An.
Sau khi cuộc kháng chiến chống Nhật bùng nổ, ông đã tích cực liên lạc
với các nhân sỹ cao cấp Quốc dân Đảng, tổ chức triển khai công tác của
chiến tuyến thống nhất dân tộc kháng Nhật. Năm 1943, khi phái ngoan cố
của Quốc dân Đảng phát động cao trào phản cộng lần thứ ba, ông đã tích
cực kiến nghị với trung ương Đảng tiến hành chuẩn bị phản kích quân sự,
đồng thời tích cực triển khai công tác tuyên truyền chính trị, công khai vạch
trần âm mưu phá hoại đoàn kết, gây nội chiến của phái ngoan cố Quốc dân
Đảng. Ông đã có đóng góp vô cùng to lớn vào việc ngăn chặn âm mưu phát
động tiến công quân sự quy mô lớn của phái ngoan cố Quốc dân Đảng. Sau
khi cuộc kháng chiến chống Nhật giành được thắng lợi, ông tham gia vào
cuộc đàm phán chấm dứt xung đột quân sự với chính quyền Quốc dân
Đảng, kịp thời vạch trần âm mưu phá hoại hòa bình, gây nội chiến của phái
ngoan cố Quốc dân Đảng, từ đó mở rộng chiến tuyến thống nhất chống
Tưởng.
Năm 1949, ông tham gia đàm phán hoà bình được tổ chức tại Bắc Bình
giữa đoàn đại biểu Cộng sản Đảng do Chu Ân Lai làm trưởng đoàn và đoàn
đại biểu Quốc dân Đảng do Trương Chí Trung đứng đầu. Mùa thu năm đó,
ông lại cùng với Trần Canh chỉ huy quân đoàn 4, binh đoàn 15 và trung đội