ngờ kẻ thất bại lại có thể lập nên kỳ tích hiếm thấy trong lịch sử. Napoléon
đã trốn thoát khỏi hòn đảo được canh phòng nghiêm ngặt.
Ngày 20 tháng 3 năm 1814, không mất một mũi tên hòn đạn, ông đã
chiếm lại được Paris, lại một lần nữa lên ngôi hoàng đế, lập nên vương triều
mà sử sách gọi là "Bách nhật vương triều" (vương triều tồn tại 100 ngày).
Quốc vương các nước châu Âu lại một lần nữa tập hợp binh lực, kết
thành liên quân chống Pháp lần thứ bảy. Tháng 6 năm 1815, trong trận đánh
tại Waterloo, quân Pháp đã bị tiêu diệt, Napoléon lại một lần nữa phải thoái
vị. Tháng 10, ông bị lưu đày đến đảo St.Helena. Ngày 5 tháng 5 năm 1821,
ông lâm bệnh nặng và qua đời trên hòn đảo này ở tuổi 51. Bốn ngày sau,
người dân trên đảo đã tổ chức mai táng cho ông. 19 năm sau, vua nước
Pháp Louis Phillip đã phái chiến hạm ra hòn đảo để đưa hài cốt ông về đất
liền. Ngày 15 tháng 12 năm 1840, toàn dân Paris thành kính tham gia nghi
lễ rước linh hồn ông được tổ chức vô cùng long trọng. Rất nhiều người đã
bất chấp thời tiết rét buốt, hộ tống linh cữu của ông đến viện quân y bên bờ
sông Seine.
Chương 20: Simon Boliver
Simon Boliver (1783 - 1880), nhà lãnh đạo phong trào giành độc lập
châu Mỹ La Tinh. Vĩ nhân thế giới cùng thời với ông có: Kỹ sư người Anh
phát minh ra xe lửa là George Stephenson, nhà thơ Anh George Gordon
Byron, người đứng đầu phong trào đấu tranh độc lập Nam Mỹ San Martin.
Boliver sinh ra trong gia đình quý tộc da trắng tại thành phố Caracas, thủ
đô Venezuela. Ông từng học tại Caracas và Madrid, chịu ảnh hưởng của