101 KINH NGHIỆM THÀNH ĐẠT TRONG CUỘC SỐNG - Trang 135

C

bảng tiến độ: Hoàn thành thiết kế sản phẩm, dịch vụ và đóng gói; lựa chọn hãng cung cấp hàng;

thuê mướn nhân công; quyết định địa điểm; làm catalô giới thiệu; lập phương án quảng cáo và

marketing; có được giấy phép kinh doanh; sắp đặt thời gian tuyên bố ra mắt; thu xếp thời gian

tiếp xúc với khách hàng; bố trí cửa hàng - đồ gia dụng, điện thoại, công cụ, máy tính, văn phòng

phẩm...; lựa chọn thứ tự hãng bán lẻ để làm tốt công tác chuẩn bị. Tất nhiên, không có bảng tiến

độ nào là không có điểm khiếm khuyết, tất cả những gì trên đây chỉ là để tham khảo mà thôi.

(5). Dự toán. Bất cứ dự toán lập nghiệp nào cũng đều cần đặc biệt suy xét tới hai trọng

điểm: Lượng tiền mặt lưu thông và những dấu hiệu ban đầu của khó khăn tài chính. Lúc này,

bạn có thể chuẩn bị một hệ thống sổ sách tốt để giúp bạn hàng tháng đều có thể giám sát kỹ

càng hai vấn đề quan trọng này. Bạn là ông chủ, cần phải nhanh chóng biết cách suy đoán bất

kỳ tín hiệu nào cảnh báo về khủng hoảng tài chính qua chương mục hàng ngày hoặc hàng tuần.

Tự thân vận động

Lúc mới lập nghiệp, vừa không có nhân viên giúp mình, cũng không có ngân hàng, hãng bán

lẻ hoặc hãng cung cấp hàng có quan hệ sâu sắc có thể giúp đỡ bạn, lại càng không thể nói đến

có khách hàng cố định quan tâm chiếu cố đến bạn! Bản thân ông chủ nhất định cần phải phát

triển và xây dựng một bầu nhiệt huyết thu hút người khác đến giúp mình. Trong thời kỳ đầu

lập nghiệp, chỉ có bản thân ông chủ mới có lòng tin đối với sự phát triển trong tương lai của

mình, cũng chỉ có anh ta mới có thể nắm quyền quyết định sự thành bại.

69. MỘT NGƯỜI LẬP NGHIỆP SÁNG SUỐT

THƯỜNG CÓ THỂ NHÌN THẤY TRƯỚC NHỮNG RỦI

RO

hu Minh làm việc tại một nhà máy quốc doanh ở một huyện miền núi. Anh ta thấy số người

bỏ cơ quan ra ngoài làm ngày một nhiều, bèn từ chức ra ngoài làm, mở một cửa hàng

trang trí, chuyên làm biển hiệu, kiếm được một số tiền. Về sau, anh ta thấy ngày càng có

nhiều cửa hàng trang trí, dự đoán sau này công việc làm ăn sẽ ngày càng khó khăn hơn,

bèn chuyển sang làm lẵng hoa, đây là cửa hàng lẵng hoa đầu tiên ở huyện đó, vì vậy công việc

làm ăn rất phát đạt. Người khác thấy làm lẵng hoa dễ kiếm tiền nên cũng đổ xô vào. Chu Minh

lập tức chuyển hướng, mở một công ty trang trí nội thất. Do thời điểm đó có nhiều nhà mới xây,

nên Chu Minh kiếm được khá nhiều tiền. Hiện nay, tuy có rất nhiều công ty trang trí nội thất mới

mở ra, nhưng Chu Minh đã gây dựng được vốn và uy tín lớn, chuyên bao thầu những công trình

lớn nên những ông chủ nhỏ kia đã không phải là đối thủ của anh ta nữa rồi.

“Không rủi ro không phải kinh doanh”. Rủi ro trong làm ăn là vấn đề mà một người lập

nghiệp đều tập trung tính đến. Cái gọi là rủi ro là chỉ khi tiến hành một hoạt động nào đó trong

công ty, không thể hoàn toàn khẳng định trước được sẽ có hậu quả gì, chỉ có thể biết được có

thể xảy ra một số hậu quả nào đó và tần số xảy ra của từng hậu quả. Tần số chính là một lượng

để thể hiện khả năng xảy ra sự việc nào đó lớn hay nhỏ.

Rủi ro và lợi ích tồn tại song song với nhau. Trong trường hợp thông thường, rủi ro và lời

lãi trong kinh doanh của doanh nghiệp tỷ lệ thuận với nhau. Né tránh rủi ro có nghĩa là né

tránh lời lãi. Còn phát hiện ra rủi ro, né tránh sự tổn thất của rủi ro, tìm được lợi ích nấp đằng

sau rủi ro chính là con đường tất yếu để đi tới thành công.

Dưới đây là những rủi ro thông thường mà những người lập nghiệp thường gặp phải:

Rủi ro của bên bán hoặc bên mua

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.