101 KINH NGHIỆM THÀNH ĐẠT TRONG CUỘC SỐNG - Trang 134

công này đối với các công ty mới thành lập mà nói, vẫn là một ẩn số chưa được khảo nghiệm.

Tiền vốn không đủ và thiếu thốn trang thiết bị kỹ thuật là hai nhân tố chủ yếu dẫn đến việc

công ty mới hoặc cửa hàng mới phải đóng cửa. Hai nhân tố này đều là sản phẩm của việc leo

cao khó vững. Bất kể thế nào, bạn cần có được tố chất tâm lý gánh chịu rủi ro một cách vững

vàng.

Đích lập nghiệp

Đích lập nghiệp không ở chỗ có mới lạ hay không, cũng không cần phải chỉ riêng mình mới

có, thậm chí không cần có đích cao xa gì cả. Điều quan trọng là đích đó cần phải có tiềm năng

thị trường. Mấy kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt được “đích” có tốt hay không.

Đích đó có phù hợp với nhu cầu thực tế không? Hiện nay hoặc tương lai có thị trường hay

không?

Đích đó có thể chuyển thành việc kinh doanh khả thi hay không? Có kỹ thuật tương quan để

phối hợp này không? Giá thành sản phẩm hoặc dịch vụ có nằm trong phạm vi người tiêu dùng

có thể hoặc sẵn sàng chịu được hay không?

Cá nhân bạn có kiến thức và kỹ thuật cần thiết không? Đích đó có người từng thử hay chưa?

Kết quả thế nào? Tại sao?

Nếu như bạn biết nghiên cứu kỹ, suy nghĩ thấu đáo những vấn đề trên trước khi thực hiện

cái đích của mình, thì bạn sẽ biết được đích đó có thể thực hiện được hay không. Điều này tất

nhiên còn cần dựa cả vào trực giác của bạn để phán đoán nữa.

Lập kế hoạch chu đáo

Sau khi đánh giá đầy đủ rủi ro thị trường rồi, bạn cần bắt tay vào lập một kế hoạch tỉ mỉ

thực tế. Dưới đây chính là những nét chính của kế hoạch đó.

(1). Trình bày khái niệm tổng thể. Nếu như có người cung cấp vốn hoặc nguồn nhân lực cho

bạn, lúc đó bạn cần biết trình bày một cách đơn giản, rõ ràng kế hoạch lập nghiệp của mình,

nhằm có được sự hợp tác. Nội dung trình bày khái niệm tổng thể bao gồm giới thiệu đích lập

nghiệp và đánh giá khả năng có thể thu lời và rủi ro có thể gặp phải trong tương lai.

(2). Nội dung sản phẩm hoặc dịch vụ. Trình bày nội dung sản phẩm hoặc dịch vụ bao gồm

các loại giá thành, tên gọi hoặc bao bì cần thiết trong quá trình chế tạo, và bất kỳ điều kiện có

lợi độc đáo hoặc có sức kinh doanh. Ngoài ra, trong kế hoạch cũng cần ghi cả biện pháp đảm

bảo sản phẩm hoặc dịch vụ và cả những trở ngại có thể gặp phải do người khác chen chân giữa

chừng.

(3). Thị trường. Thị trường có thể được xác định từ các phân tích như lớn nhỏ, khu vực, tình

hình phát triển, lãi suất, địa điểm, chiến tranh và thống kê dân số...

Kế hoạch lập nghiệp điển hình cần phân tích: quá trình người tiêu dùng quyết định mua sản

phẩm hoặc dịch vụ, và người nào quyết định mua. Sau khi bạn nắm được hoàn cảnh người tiêu

dùng tương lai rồi, thì bạn sẽ nắm bắt được việc định giá và hiểu được môi trường kinh doanh.

Ngoài ra, nội dung kế hoạch cũng cần trình bày rõ đặc điểm của thị trường, như phương thức

tiêu thụ, tính tuần hoàn của thị trường và cả mức độ ảnh hưởng của chính quyền...

(4). Bảng tiến độ các công việc chuẩn bị. Bảng tiến độ này cần ghi rõ nội dung công việc,

thời gian thực hiện. Nếu như khả thi, cũng cần ghi vào thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc,

và cả người phụ trách các công việc... Bạn có thể căn cứ vào các nội dung dưới đây để thành lập

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.