L
nước ngầm” đó tuôn chảy, thị trường chắc chắn sẽ cần thiết đối với nó, tiền bạc sẽ cuồn cuộn
chảy vào như suối.
Không ngừng cải tiến sản phẩm
Bản tính của con người là thích mới nới cũ. Mọi sản phẩm hiện đang tồn tại đều sẽ lạc hậu
so với nhu cầu mới của con người, đều sẽ bị loại bỏ. Chỉ có không ngừng sáng tạo, dùng sản
phẩm mới để đón lấy nhu cầu tiềm ẩn của người tiêu dùng, dùng sản phẩm mới để đáp ứng
nhu cầu mới của người tiêu dùng, thì bạn mới có thể đứng vững được trên thị trường.
77. LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRÁNH BỊ RƠI VÀO CẢNH
NỢ NẦN CHỒNG CHẤT TRONG KINH DOANH?
ưu Minh làm việc cho một công ty nọ, anh ta tận dụng thời gian ngoài giờ để mua bán cổ
phiếu. Lúc mới đầu chỉ là chơi nhỏ cho vui thôi, cứ chơi mãi, dần dần có được một chút kinh
nghiệm, trở thành nghiện, bèn bỏ việc, chuyên mua bán cổ phiếu, chưa đầy một năm đã
kiếm được 50, 60 ngàn Nhân Dân tệ. Lưu Minh càng ngày càng ham, vay của bạn bè 100
ngàn Nhân Dân tệ với lãi suất cao, đầu tư vào thị trường cổ phiếu, không ngờ vận số không may,
bị mắc kẹt lại. Sau khi khoản vay đến hạn, chủ nợ ra sức kiếm Lưu Minh đòi tiền. Lưu Minh làm gì
có tiền trả nợ, đành phải ẩn náu chỗ này chỗ nọ cứ như là tội phạm vậy, tránh không gặp mặt,
khiến cho thanh danh bị hủy hoại, hết sức bi đát.
Đối với mỗi một người kinh doanh mà nói, cho dù có bao nhiêu nơi có thể vay được tiền,
bất kể là bạn có thể vay được bao nhiêu tiền, cũng không trở thành nô lệ của nợ nần.
Có bao nhiêu tiền đầu tư kinh doanh bấy nhiêu
Trong thời đại phát triển nhanh như vũ bão ngày nay, quan điểm có bao nhiêu tiền đầu tư
kinh doanh lớn bấy nhiêu có thể bị coi là bảo thủ và cũ rích, nhưng là một người kinh doanh,
cần phải có ý thức này thì mới có thể làm ăn chắc chắn, không bị thất bại trong sự cạnh tranh
khốc liệt được.
Có một câu tục ngữ hình dung về việc vay tiền ngân hàng thế này: “Ngày nắng cho mượn ô,
ngày mưa đòi ô về” đã thể hiện đầy đủ bản chất của việc vay mượn. Rất nhiều người kinh
doanh tự mình đắm chìm vào trong sự khích lệ của vay mượn, không đối mặt với hiện thực,
thay đổi kinh doanh, mở rộng kinh doanh một cách mù quáng, vung vãi tiền bạc một cách vô
nguyên tắc nhưng lại quên mất một sự thực: Tiền đi vay rốt cuộc vẫn cứ phải trả. Đầu tư quá
lớn vượt quá nhu cầu thực tế thì lợi ích thu được chắc chắn sẽ không tỷ lệ thuận. Nếu như vậy,
tình hình kinh doanh sẽ chịu ảnh hưởng lớn. Lúc này áp lực của vay mượn bắt đầu xuất hiện,
người kinh doanh phải ứng phó vất vả, khi hoang mang không biết làm thế nào thì tìm sự giúp
đỡ ở các khoản vay lãi suất cao. Và như vậy, người kinh doanh phải cảm ơn những cơ quan tài
chính kẹt xỉn kia, vì họ có thể dạy cho họ biết nhìn nhận kỹ càng về mình từ một góc độ khác,
kết hợp với thực tế để xem lại bản thân, sử dụng tiền vốn một cách khoa học, tìm kiếm sự phát
triển qua vòng tuần hoàn tích cực.
Dùng tiền nhỏ để kéo tiền to về
Trong thị trường kinh tế hàng hóa, không có chỗ nào là không cần tiền, nhất là kinh doanh,
không có tiền vốn có thể nói là không làm được việc gì cả. Có tiền rồi thì có thể muốn làm gì thì
làm, mặc sức phát huy tài trí. Thế nhưng, sự sáng suốt của người kinh doanh là ở chỗ vận dụng
vốn nhỏ một cách hữu hiệu, dùng tiền nhỏ để kéo tiền lớn về.