101 KINH NGHIỆM THÀNH ĐẠT TRONG CUỘC SỐNG - Trang 28

Cô gái đã dùng sự hiền lành và trí thông minh cảm hóa được người đàn ông kia. Cô dùng

một trái tim khoan dung và nhân hậu để đối xử với hành động sai lầm của anh ta. Nếu như cô

cũng giống như người thiếu sự thân thiện khác, trước hết chỉ ra anh ta là kẻ cắp, sau đó gọi

công an lục soát người anh ta thì sẽ làm cho vấn đề trở nên vô cùng phức tạp. Hai người tất sẽ

có một người bị coi là người xấu, hoặc là người đàn ông kia là kẻ cắp, hoặc là bản thân cô là

người vu cáo hãm hại người khác, quyết sẽ không có được kết quả tốt đẹp khiến cả hai bên đều

vui vẻ.

Đối xử một cách khiêm tốn với từng người

Chỉ có khiêm tốn mới được người khác tiếp nhận một cách thật lòng, mới có cơ hội dùng

mặt mạnh của người khác để bổ sung cho mặt yếu của mình, chăm chú, cẩn thận, làm từ việc

nhỏ trở đi, yêu cầu nghiêm khắc đối với bản thân, mới đi đến thành công trong sự nghiệp.

Phải khiêm tốn thì mới hiểu được rằng cuộc đời không có điểm dừng, sự nghiệp không có

điểm dừng, kiến thức không có điểm dừng. Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết.

“Biển không chê nước nên mới thành biển lớn; núi không chê đất đá nên mới có núi cao” có

khiêm tốn mới có lòng bao dung, có lòng bao dung mới lớn lên được.

Không chỉ trích người khác một cách bất cẩn

Có một câu danh ngôn rất hay: “Khi bạn cho người khác ánh nắng, bạn cũng sẽ có được ánh

nắng”.

Ai cũng mong mình có thể nhận được hoa tươi, tiếng vỗ tay, lời khen ngợi; không mong

mình bị hạ thấp, cười nhạo, trách cứ. Thế nhưng, trong cuộc sống hiện thực, giữa con người với

con người khó tránh khỏi sự cọ sát, phiền não, mâu thuẫn... Thế nên, oán thán và trách cứ cũng

theo đó mà tới. Trách cứ sẽ không làm cho sự việc phát triển theo như mình muốn, ngược lại

sẽ mang lại cho bản thân sự phiền phức không ngờ tới.

Lincôn đã từng viết một bức thư nặc danh đăng trên báo châm biếm một nhà chính trị tên

là Giêm Hin. Người này tự cho rằng mình khác người, hung dữ, thích đấu đá. Khi ông ta điều tra

ra tác giả của bức thư, lập tức đến tìm Lincôn đòi quyết đấu với ông. Để giữ danh dự, ông

không thể không đồng ý đấu súng. Vào ngày đã hẹn, hai người cùng đến bên bờ đê, chuẩn bị

một cuộc sống mái. May mà vào giờ phút cuối cùng, trợ thủ của hai người đã ra sức ngăn can

cuộc quyết đấu.

Đây là một sự kiện cá nhân lớn nhất trong đời Lincôn. Sự kiện này làm cho ông hiểu được

một đạo lý làm người. Từ đó trở đi ông không bao giờ viết thư làm nhục người khác nữa, cũng

không cười nhạo người khác và dường như không bao giờ trách cứ ai vì bất cứ việc gì.

Trong cuộc sống, tốt nhất là chúng ta đừng oán thán, trách cứ ai. Đồng thời, khi đứng trước

sự oán thán, trách cứ của người khác, chúng ta cần cố gắng khoan dung.

Cựu Tổng thống Mỹ Rốtxpho sở dĩ có thể trở thành một nhà chính trị có nhiều đóng góp,

chính bởi tấm lòng khoan dung của ông. Ông không bao giờ nổi giận một cách bất cẩn, cũng

không tính toán so đo với người khác trong vấn đề thể diện.

Những năm đầu, khi ông vẫn còn là một chủ nông trường chăn nuôi, ông thường ra ngoài

săn bắn. Để nâng cao khả năng săn bắn của mình, ông viết thư mời một người thợ săn nổi tiếng

tới làm thầy giáo. Đoạn cuối bức thư đó viết: “Nếu tôi đi săn được một con sơn dương, liệu có

thể như ý nguyện được không?” Người thợ săn không hề khách khí viết một bức thư trả lời:

“Nếu kỹ thuật săn bắn của ông không cao như kỹ thuật viết thư của mình thì dù có nhìn thấy

sơn dương đi qua trước mặt, cũng đừng có nghĩ tới chuyện làm rụng một cái lông của nó”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.