Chẳng hạn, khi bạn chào hàng với người khác hoặc giới thiệu ý tưởng của mình với người
khác, biện pháp tốt nhất để đảm bảo có sự tự tin chính là trước đó chuẩn bị tốt để dù gặp đối
phương trong trường hợp nào cũng có thể cung cấp cho đối phương thứ thực sự hữu ích đối
với anh ta và cung cấp phương pháp mà đối phương có thể tiếp nhận được. Hơn nữa, để không
làm cho đối phương cảm thấy lãng phí thời gian, dùng chủ đề gì, phương thức gì để diễn đạt
nói ra trọng điểm, cũng cần phải có sự chuẩn bị từ trước.
Thế nhưng, bạn không thể đợi đến khi chuẩn bị xong tất cả mọi thứ rồi mới hành động. Vì
trong một sự việc thường tồn tại nhiều yếu tố mơ hồ và không xác định. Những phần không
thể tính toán được kia chỉ có thể tùy cơ ứng biến trong quá trình hành động mà thôi.
Sử dụng linh hoạt kinh nghiệm làm bài học của bản thân
Một nhà triết học kiêm nhà giáo dục nổi tiếng từng nói: “Những bài học có được qua những
kinh nghiệm trong quá khứ là nhân tố quan trọng để xây dựng sự tự tin”.
Điều đáng buồn là đa số mọi người hầu như không hiểu được điều này. Họ cứ để cho cùng
một thất bại như thế lặp đi lặp lại, ngã hết lần này đến lần khác ở cùng một chỗ, thậm chí coi nó
như một trình tự tất yếu.
Nếu chúng ta có thể tự kiểm điểm lại những việc đã xảy ra trong ngày, coi nó như là một sự
gợi mở, bài học, thì sẽ cực kỳ có ích đối với chúng ta. Nếu bạn có đủ kiên nhẫn, đừng ngại đem
viết ra tất cả những kinh nghiệm bài học đó bởi lợi ích mà nó đem lại cho bạn khó thể nào
đánh giá hết được.
Nếu như bạn có thể thực hiện công việc nói trên một cách liên tục, thì chắc chắn nó sẽ làm
giảm bớt đi những sai lầm và thất bại trong cuộc sống hàng ngày, đồng thời lòng tự tin cũng sẽ
tăng lên nhiều, tất nhiên giá trị cá nhân của bạn cũng sẽ nhanh chóng được nâng cao.
Dùng đầu óc để suy xét vấn đề
Chúng ta đang sống trong một xã hội năng động, thay đổi phức tạp. Một số người vô cùng
đau khổ khi lâm vào cảnh cùng quẫn bởi những vấn đề phức tạp. Nhưng một người nếu muốn
xây dựng được lòng tự tin thì không thể không suy nghĩ thấu đáo những việc phức tạp khó
khăn, vì không dùng đầu óc thì sẽ không thể tiến bộ được.
Tính phức tạp của vấn đề và tính đa dạng của thông tin làm cho nhiều người cảm thấy sợ.
Họ thà làm mọi việc theo cảm giác chứ không muốn vận dụng đầu óc. Điều này làm cho khả
năng sai lầm tăng lên rất nhiều. Càng đối mặt với vấn đề phức tạp, càng tích cực tìm tòi suy xét,
nhằm có được kết luận khách quan, như thế thì khả năng thành công sẽ tăng lên rất nhiều. Nói
cho cùng, không ngừng thành công mới là nền tảng vững chắc của tự tin.
Vứt bỏ suy nghĩ trốn tránh
Những người thiếu tự tin sẽ chỉ suốt ngày làm bạn với sự lo sợ. Càng bị bao trùm bởi đám
mây đen khó khăn, thì lại càng không dám tự khẳng định mình.
Nếu chúng ta vứt bỏ sự sợ hãi sang một bên, thì bóng đen đe dọa sẽ ngày càng lớn hơn; bạn
càng muốn trốn tránh thì nó lại càng theo đuổi bạn.
Một khi sự việc mà bạn lo lắng, sợ sệt xuất hiện, bạn đừng ngại có sự chuẩn bị vẹn toàn
“Cùng lắm là thế này thế kia...”, kiểu tâm lý “cùng lắm là” này chính là phương pháp tốt nhất để
bạn khắc phục nỗi lo sợ. Đa số những việc khiến cho bạn lo lắng không yên, nói cho cùng là
chẳng có gì cả. Nếu chúng ta phân tích thấu đáo hơn bộ mặt thật của chúng thì bạn sẽ phát
hiện thấy “âm hồn” mà bạn sợ đó hóa ra chỉ là một cái chậu cảnh khô héo mà thôi. Bạn sẽ cảm