B
khuyên dưới đây.
Khi đau buồn – hãy nói rõ ngay với người làm bạn tổn thương
Khi bạn cảm thấy đau lòng, nếu như có thể thì hãy tìm người khiến cho bạn đau lòng nói
thẳng rằng anh ta làm cho bạn tổn thương như thế nào và tại sao bạn lại có cảm giác như vậy.
Tại sao lại phải nói với anh ta? Vì cho dù bạn có muốn hay không, tâm trạng của bạn cũng
sẽ “phát tiết” ra bằng một phương thức nào đó. Nếu như không “phát tiết” ra với người làm
cho tâm trạng của bạn tồi tệ thì tâm trạng xấu đó sẽ “phát tiết” ra bất cứ lúc nào, thường là đối
tượng và thời gian “phát tiết” không đúng. Cấp dưới không được thể hiện sự bất mãn với cấp
trên thì sẽ xử lý công việc một cách tiêu cực, đây là một ví dụ điển hình. Tốt nhất là nói rõ với
người gây cho bạn có tâm trạng như vậy khi tâm trạng bắt đầu xấu đi, ngăn chặn nguồn gốc
tâm trạng xấu thì cảm giác của bạn sẽ tốt lên.
Khi nôn nóng – không nên né tránh những việc mình sợ
Khi con người sợ bị tổn thương hoặc mất mát cái gì đó thì thường trở nên lo lắng, sợ sệt,
căng thẳng, nôn nóng. Mẹ của một cô gái nọ vào viện khám và làm một phẫu thuật nhỏ. Người
nhà cô gái không muốn cô lo lắng nên giấu kín tình trạng bệnh của bà mẹ. Cô lo nhỡ có chuyện
gì bất hạnh nhất xảy ra, cô nghi ngờ mỗi cú điện thoại gọi đến đều có thể mang tin xấu. Cô vô
cùng nôn nóng, ứng phó với công việc ở trường và ở nhà một cách miễn cưỡng. Cuối cùng
người khác nói cho cô biết tình trạng bệnh của mẹ cô, cô cảm thấy dễ chịu rất nhiều.
Nếu bạn cảm thấy nôn nóng, thì hãy tìm cách xác định nguyên nhân. Bạn sợ mất đi khả
năng khống chế hoàn cảnh và khống chế bản thân mình? Hay là sợ tổn thương đến lòng tự tôn
và giá trị? Hãy thử nghĩ xem cái gì có thể giúp bạn phòng tránh được tổn thất, hoặc giúp bạn
sẵn sàng ứng phó. Không nên vì nghĩ rất sợ mà vứt bỏ nó sang một bên. Né tránh nỗi lo sợ chỉ
có thể làm cho sự việc càng tồi tệ hơn, vấn đề càng khó giải quyết hơn.
Khi phẫn nộ, hãy tự hỏi mình nhiều hơn
Trước khi phẫn nộ do người khác đắc tội với mình, tốt nhất bạn hãy tự hỏi mình xem: “Ai
đã đắc tội với mình? Đắc tội như thế nào? Mình đã nói với người ấy những gì? Lẽ ra mình cần
phải nói như thế nào? Tại sao mình lại không nói?”
Khi phẫn nộ hoặc cảm giác tình cảm bị tổn thương, đều cần được giải quyết trực tiếp.
Chẳng hạn, Trương Lâm phàn nàn về vũ hội mà Lý Tiểu Phụng tổ chức ồn ào gây mất trật tự.
Thực ra, nguyên nhân thực sự khiến cho Trương Lâm tức giận là lần trước Lý Tiểu Phụng
không mời anh ta, mà anh ta với Lý Tiểu Phụng đều là bạn bè cũ của nhau. “Nhưng cái mà
chúng tôi tổ chức không phải là vũ hội thực sự”, Lý tiểu Phụng giải thích, “Chỉ là các đồng
nghiệp trong văn phòng cùng nhau vui chơi, vì vậy không mời anh tham gia, lẽ nào anh lại bực
tức vì chuyện đó?”
Có người nào đó làm bạn tức giận, nếu lập tức nói rõ với anh ta, đa số sẽ tỏ ý xin lỗi bạn và
vẫn sẽ tiếp tục làm bạn với bạn.
7. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG LÒNG TỰ TIN
ình là sinh viên tốt nghiệp từ một trường đại học nổi tiếng. Sau khi đi làm, anh ta rất muốn
lập được những thành tích khiến cho người khác phải ngưỡng mộ nhằm thể hiện giá trị
đích thực của một sinh viên tốt nghiệp từ một trường nổi tiếng. Thế nhưng, sau khi tiếp xúc
với công việc rồi, anh ta thường cảm thấy mình thiếu cái gì đó, không tự tin để hoàn thành
bất cứ việc gì - hoặc là thiếu kinh nghiệm, hoặc là kiến thức chuyên môn chưa đủ hoàn thiện. Vì