N
T
KINH NGHIỆM CÔNG TÁC
hững người vừa mới ra trường thường nhìn nhiều người trông không thuận mắt, cũng có
nhiều việc trông không quen mắt. Vì những con người và sự việc trong cuộc sống khác rất xa so
với những kiến thức trong sách vở. Thoạt đầu họ đầy ý kiến, hy vọng cải tạo môi trường xung
quanh theo ý tưởng của mình. Sau nhiều lần vấp váp thì lại nản lòng, từ đó buông xuôi phó mặc,
không có chí tiến thủ.
Trong công việc, quan hệ giữa con người với con người giống như quan hệ mua bán vậy;
người có vốn là bên mua, ngược lại là bên bán. Những thanh niên vừa ra khỏi trường muốn đứng
vào cương vị lãnh đạo nhưng vốn không đủ nên đành phải là bên bán; phải cố gắng hết sức làm
theo yêu cầu của bên mua - giống như người bán giày vậy. Bạn chỉ có thể làm cho giày vừa với
chân khách hàng nhưng lại không thể làm cho chân của khách hàng thu nhỏ lại để vừa với giày
của bạn. Khi bạn đã gom góp đủ vốn rồi thì mới có khả năng tự do lựa chọn.
11. CÁCH KHẮC PHỤC MÂU THUẪN GIỮA HIỆN
THỰC VÀ CÔNG VIỆC
rước kia có một người có biệt hiệu là “tài tử”, tên là Khởi Phàm, khi còn học đại học đã có
rất nhiều bài được đăng báo.
Khi tốt nghiệp, Thẩm và mấy người bạn học khác cùng được phân đến tòa báo. Anh ta
cho rằng mình nhất định sẽ được phân vào “Ban tin tức quan trọng”, chí ít làm “phóng viên”. Thế
nhưng anh ta lại bị phân vào văn phòng Tổng biên tập, điều đó khiến cho anh ta vô cùng thất
vọng.
Anh ta bắt đầu than vãn “phân không đúng chỗ”, bắt đầu oán trách lãnh đạo không biết cách
dùng người. Trên thực tế, lãnh đạo bố trí như vậy không phải là không hiểu anh ta, mà là muốn
trọng dụng anh ta, để anh ta hiểu toàn diện quá trình vận hành của tờ báo. Thế nhưng, thấy
Khởi Phàm làm việc không chuyên tâm, thiếu trách nhiệm nên lại vứt bỏ đi suy nghĩ bồi dưỡng
anh ta.
Coi mình là người cực kỳ xuất sắc, đòi hỏi xuất phát từ cái gọi là “sở trường” của mình là
điểm sai lầm rất dễ mắc phải khi những người trẻ tuổi mới bắt đầu làm việc.
Làm việc cần làm
Những người trẻ tuổi mới bước vào tiếp xúc với công việc cần phải phát huy thế mạnh của
mình. Nhưng thế mạnh đó chỉ là bản thân mình thừa nhận, chưa chắc đã phù hợp với nhu cầu
của đơn vị. Vì mỗi một đơn vị đều có đặc điểm kinh doanh và phương pháp quản lý riêng của
mình. Thế mạnh cá nhân khi làm cho đơn vị hiểu và trở thành một bộ phận cấu thành nên
chỉnh thể thì mới là thế mạnh thật sự cần phát huy.
Những người thành công làm những việc cần làm, những người thất bại chỉ làm những việc
mình thích làm. Thế mạnh của người trẻ tuổi nên trở thành “chất xúc tác” để thích ứng với
hoàn cảnh, chứ không nên trở thành “vốn” để kén chọn công việc. Nó cần phải là thế mạnh
phục vụ nhu cầu, chứ không phải là nhu cầu để uốn mình theo thế mạnh. Mối quan hệ này cần
được đặt đúng, nếu không thì sẽ gây hậu quả xấu.
Lâm là một học sinh giỏi tốt nghiệp tại một trường đại học trọng điểm, được nhận vào làm
tại một công ty quảng cáo nọ. Hôm đến nhận việc ở công ty, câu đầu tiên anh ta nói với giám