101 KINH NGHIỆM THÀNH ĐẠT TRONG CUỘC SỐNG - Trang 43

Cách viết lý lịch

Trước tiên viết ý định tìm việc. Một số người khi viết lý lịch thì viết vào “các chức vụ như

biên tập, thư ký văn phòng, giám đốc v.v...”, cho rằng viết như thế cơ hội sẽ càng nhiều. Thực ra,

nếu ngay cả bản thân bạn cũng không biết rốt cuộc mình muốn làm gì thì người khác làm sao

yên tâm để bạn làm? Vì vậy, bạn nên nói thẳng ra rằng mình muốn làm loại công việc nào hoặc

chức vụ nào. Kỳ thực, viết lý lịch là để có được cơ hội thi vấn đáp, để ông chủ tương lai hiểu

hơn về mục tiêu của bạn, vì vậy bạn cần thể hiện rõ ý định của mình.

Nếu bạn đang có ý đổi nghề thì công việc hoặc ngành nghề có thể lựa chọn không chỉ có

một. Trong trường hợp này, bạn có thể trình bày một chút ở đoạn đầu, như thế người khác sẽ

hiểu được ngay thế mạnh chuyên môn chính của bạn.

Tiếp đến là viết thành tích. Trong lý lịch, thành tích chiếm một vị trí tương đối quan trọng.

Một cố vấn cao cấp của một công ty tư vấn việc làm cho rằng: “Ông chủ nào cũng hy vọng có

thể thấy được chứng cứ xác thực, thể hiện sự xuất sắc của bạn trong công việc trước đây. Hay

nói một cách khác, nếu bạn có thể làm cho họ tin được thành tích trước kia thì sẽ làm cho họ

hiểu giá trị quan trọng mà bạn có. Vì vậy, phải viết sao cho để lại ấn tượng sâu sắc cho người

khác.

Nếu như bạn vừa mới tốt nghiệp, chưa từng trải công việc, đừng ngại viết một vài chuyện

tương đối đặc biệt mà mình đã trải qua, nhằm chứng minh mình có phẩm chất đặc biệt trong

mặt nào đó. Tất nhiên, càng cần tỏ thái độ muốn học tập, muốn được đào tạo, muốn mau

chóng hòa nhập vào công ty.

Trong trường hợp thông thường, bạn còn cần ghi chú một chút về học lực của bạn và những

chương trình đào tạo khác mà bạn đã tham gia vào đoạn cuối cùng của lý lịch. Các sinh viên tốt

nghiệp từ các trường đại học nổi tiếng thường thích viết học lực của mình vào đoạn đầu, nếu

bạn không phải là sinh viên tốt nghiệp chính quy, thì tốt nhất không nên làm như vậy vì cái mà

người khác muốn thấy không phải là học lực của bạn cao như thế nào, mà là năng lực của bản

thân bạn ra sao.

Tránh sử dụng những thuật ngữ chuyên môn

Cần nhớ rằng: Cần phải để cho những người “ngoài nghề” cũng có thể đọc hiểu được lý lịch

của bạn.

Nhiều năm làm công tác có tính chuyên môn khá cao thường có thể làm cho bạn quen dùng

những thuật ngữ chuyên môn trong tư duy và diễn đạt. Nhưng ngôn ngữ của bạn thường làm

cho những người ngoài ngành không hiểu gì cả. Nếu bạn hy vọng lý lịch của mình được người

khác hiểu thì tốt nhất không nên để xuất hiện những “thuật ngữ” chuyên môn trong bản lý lịch,

vì chúng thường mang lại những phiền phức không cần thiết cho bạn.

Lắng nghe ý kiến của người khác

Sau khi bạn viết xong bản lý lịch của mình rồi, tốt nhất hãy nhờ người mà bạn tin tưởng

xem qua một chút. Nhưng tuyệt đối không nên nhờ người khác viết hộ. Bạn cần dùng ngôn ngữ

của mình để diễn đạt, bởi cuối cùng người sẽ tham gia thi vấn đáp là bạn cơ mà.

Còn một lời khuyên nữa: Không phải là bạn đang viết luận văn, báo cáo, không cần phải đưa

ra tổng kết từng sự việc mà mình đã làm. Việc bạn cần làm chỉ là tìm ra một số trọng điểm. Vì

vậy, độ dài của lý lịch không nên quá dài, tốt nhất là không nên vượt quá hai trang.

Nếu làm được những điểm này thì lý lịch của bạn sẽ mang lại cho bạn nhiều cơ hội phỏng

vấn hơn, chứ không nên những bản lý lịch khác dễ dàng bị vứt vào sọt rác trong phòng nhân sự

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.