101 KINH NGHIỆM THÀNH ĐẠT TRONG CUỘC SỐNG - Trang 81

ủng hộ, khích lệ hoặc giúp đỡ mình, nên bắt tay với anh ta; khi tỏ ý thông cảm, ủng hộ, khẳng

định đối với người khác, nên bắt tay với anh ta; nhận lời mời tham gia các hoạt động xã giao,

sau bữa tiệc, vũ hội, nên bắt tay với chủ nhân; trong các trường hợp xã giao quan trọng, trước

khi bắt đầu và khi kết thúc bữa tiệc, vũ hội, buổi thảo luận, tiệc sinh nhật vân vân, chủ nhân

nên bắt tay với khách đến dự, để biểu thị hoan nghênh và chia tay; khi bày tỏ sự an ủi hoặc

chúc mừng người khác, nên bắt tay với anh ta; khi tặng quà hoặc phát thưởng cho người khác,

nên bắt tay, để tỏ ra trịnh trọng; khi người khác tặng quà hoặc phát thưởng cho mình, nên bắt

tay để tỏ ý cảm ơn.

Những trường hợp không nên bắt tay với người khác khi: tay đối phương đang bị thương

hoặc cầm nặng, đối phương đang bận việc khác như đang gọi điện thoại, ăn cơm, uống nước,

chủ trì hội nghị, nói chuyện với người khác vân vân; cự ly giữa mình với đối phương xa; đối

phương khi đó đang ở vào hoàn cảnh không thích hợp cho bắt tay.

Nghi lễ bắt tay

Trong các trường hợp tương đối chính thức, hai bên bắt tay nên do ai đưa tay ra trước là

vấn đề quan trọng nhất khi thực hiện nghi lễ bắt tay. Nếu như không hiểu gì về điểm này, khi

bắt tay với người khác, nếu tranh đưa tay ra trước mà không nhận được sự phản hồi của đối

phương thì chắc chắn sẽ khiến cho người ta vô cùng bối rối.

Nói một cách cụ thể hơn, khi bắt tay, trật tự hai bên đưa tay ra trước sau bao gồm mấy

trường hợp dưới đây:

Người lớn tuổi và người nhỏ tuổi bắt tay nên để người lớn tuổi đưa tay ra trước; người bề

trên và người bề dưới bắt tay, nên để người bề trên đưa tay ra trước; thầy giáo và học sinh bắt

tay, nên để thầy giáo đưa tay ra trước; phụ nữ và đàn ông bắt tay, nên để phụ nữ đưa tay ra

trước; người đã có gia đình và người chưa có gia đình bắt tay, nên để người đã có gia đình đưa

tay ra trước; người đến trước và người đến sau trong các trường hợp xã giao bắt tay, nên do

người đến trước đưa tay ra trước; cấp trên và cấp dưới bắt tay, nên do cấp trên đưa tay ra

trước; người chức vụ, thân phận cao và người chức vụ, thân phận thấp bắt tay, nên do người

chức vụ, thân phận cao đưa tay ra trước.

Trong một số trường hợp đặc biệt, nếu như một người cần bắt tay với nhiều người, cũng

nên tính đến thứ tự trước sau. Nói chung nên từ cao đến thấp, tức người lớn tuổi trước, sau

mới đến người nhỏ tuổi; người bề trên trước sau mới đến người bề dưới; thầy giáo trước sau

mới đến học sinh; phụ nữ trước sau mới đến đàn ông, người có gia đình; cấp trên trước sau

mới đến cấp dưới; người chức vụ, thân phận cao trước sau mới đến người chức vụ, thân phận

thấp.

Trong trường hợp công việc, trật tự trước sau khi bắt tay chủ yếu được quyết định bởi chức

vụ, thân phận; còn trong các trường hợp xã giao, vui chơi, thì chủ yếu được quyết định bởi tuổi

tác, giới tính, đã có gia đình hay chưa.

Thế nhưng, khi đón tiếp người đến thăm, khi khách đến, thì chủ nhà nên đưa tay ra bắt tay

với khách. Khi khách từ biệt nên do khách đưa tay ra trước bắt tay với chủ nhà. Loại trước biểu

thị “hoan nghênh”, loại sau biểu thị “tạm biệt”. Nếu như đảo lộn trật tự này thì sẽ rất dễ khiến

cho người khác hiểu lầm.

Phương thức bắt tay

Phương thức bắt tay tiêu chuẩn là nên đứng cách đối tượng bắt tay khoảng một mét, hai

chân đứng thẳng, người hơi nghiêng về phía trước, đưa tay phải ra, bốn ngón tay khép lại, ngón

tay cái mở ra bắt tay với đối phương. Khi bắt tay cần dùng sức vừa phải, lắc cánh tay ba bốn

lần, sau đó buông lỏng tay ra, trở lại trạng thái cũ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.