101 KINH NGHIỆM THÀNH ĐẠT TRONG CUỘC SỐNG - Trang 83

Đối với những bạn bè thân quen thì cần cố gắng tự nhiên một chút. Nhưng cũng không nên

nói đến những mâu thuẫn gia đình, càng không nên cãi cọ nhau trước mặt khách, hoặc nổi trận

lôi đình vì con cái làm điều gì sai trái. Cũng không nên bỏ mặc không quản con cái để chúng

gây phiền nhiễu.

Khi nói chuyện, thái độ cần hòa nhã, thân thiện, không nên liên tục nhìn đồng hồ, không nên

ngáp để tránh làm khách hiểu lầm là mình đang muốn đuổi khách.

Nếu một người “khách không mời mà đến” thì không nên từ chối ở ngoài cửa, hoặc mặt lộ

vẻ không vừa ý, khiến cho khách khó chịu. Cần nhanh chóng tìm hiểu mục đích khách đến chơi

để xử lý một cách thỏa đáng. Nếu như trong phòng còn chưa kịp dọn dẹp thì cần xin lỗi khách.

Không nên khách vừa vào nhà thì quét dọn, khiến cho bụi bay đầy nhà, như vậy rất bất lịch sự.

Nếu như khách muốn nói chuyện riêng nhưng lại ngại có người khác ở đó, tốt nhất hãy để

người nhà lánh đi một chút, cũng có thể đổi sang một phòng khác để nói chuyện riêng.

Nếu như khi khách đến lại vừa đúng lúc có việc quan trọng cần ra ngoài nên nói rõ tình hình

cho khách biết và tỏ ý xin lỗi. Nếu như khách đến không phải là tìm mình, người cần tìm lại

không có ở đó thì cũng cần chủ động nhiệt tình đón tiếp và mời khách viết giấy nhắn lại. Trong

nhà có khách, nếu có bố mẹ ngồi tiếp, khi người lớn nói chuyện với khách, mình không nên

chen ngang một cách tùy tiện. Nếu người lớn và khách nói những chuyện quan trọng, thì mình

tốt nhất hãy tự giác lánh đi chỗ khác.

Nếu như khách cần ngủ lại, tốt nhất hãy để khách ngủ một mình. Dọn dẹp phòng sạch sẽ,

những vật dụng trên giường cần cố gắng sao cho dễ chịu, sạch sẽ, gọn gàng. Còn có thể chuẩn

bị một số họa báo, sách báo để cho khách xem. Cố gắng không để trẻ con ra vào phòng khách

để tránh ảnh hưởng tới khách nghỉ ngơi. Ngày hôm sau, chủ nhà cần chuẩn bị sẵn bữa sáng.

Tiễn khách nhiệt tình

Khi khách định về, nói chung nên khéo léo giữ khách lại, đây không phải là khách sáo thừa.

Vì thường có những trường hợp như thế này, khách vốn muốn nói chuyện thêm với chủ nhà,

nhưng lại nghĩ đến nói thêm sẽ ảnh hưởng đến chủ nhà, thế nên dùng “cáo từ” để quan sát

phản ứng của chủ nhà. Vì vậy, khi khách có tâm lý kiểu này đưa ra lời cáo từ, không giữ khách

lại, vội vàng tiễn khách sẽ không lịch sự. Khách định ra về, cần đợi sau khi khách đứng lên rồi

mới đứng dậy tiễn, không nên khách vừa mới nói muốn về, chúng ta đã đứng lên ngay.

Tiễn khách nói chung cần tiễn ra đến cửa hoặc đầu ngõ, đặc biệt là đối với những khách mới

đến chơi lần đầu, không quen thuộc địa hình lắm. Cần chủ động giới thiệu với khách tình hình

xe cộ, giao thông quanh đó, giúp cho khách lựa chọn một con đường về tiện lợi, hoặc đưa

khách ra bến xe để tránh cho khách phải đi vòng vèo mất công.

Nếu như khách là người già hoặc trẻ con, cần đưa ra bến xe và nhờ người bán vé quan tâm

giùm.

Khách đến chơi nhà, nếu có đem một chút quà đến, khi khách ra về cần có sự đáp lễ, như

cảm ơn khách, hoặc bảo khách lần sau đến không cần đem quà cáp, hoặc tặng lại khách một số

quà tương ứng. Tuyệt đối không nên coi như không có việc gì xảy ra, nhận quà mà không có ý

tặng gì cho khách.

Khi khách chuẩn bị ra về, những người có mặt ở đó cần mỉm cười chào thân mật với khách,

để cho khách cảm thấy mỗi một thành viên trong gia đình này đều nhiệt tình, hiếu khách.

Khách đến chơi nhà, đôi khi còn có thể gặp những tình huống bất ngờ, như trước khi chuẩn

bị về bỗng nhiên trời chuyển lạnh hoặc mưa. Lúc này chủ nhà cần chủ động đem áo ấm hoặc đồ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.