M
KINH NGHIỆM ỨNG XỬ GIAO TIẾP
41. PHƯƠNG PHÁP HỮU HIỆU ĐỂ TRÁNH XUNG
ĐỘT TRONG QUAN HỆ
ột lần, Đinh Văn Tùng bị khấu trừ tiền thưởng do mắc lỗi. Rất bực mình, anh ta uống rất
nhiều rượu, mượn rượu xông thẳng vào văn phòng chủ nhiệm, mắng chủ nhiệm một cách không
kiêng dè, nói anh ta là đồ “ăn cháo đá bát”, không biết làm việc tốt, chỉ biết làm những việc thiếu
đạo đức hại người lợi mình. Chủ nhiệm không làm căng với anh ta, im lặng nghe anh ta trút hết
cơn thịnh nộ rồi, mới nói: “Đợi anh tỉnh rượu rồi chúng ta sẽ nói chuyện, được không?” Ngày hôm
sau, chủ nhiệm cho gọi Đinh Văn Tùng đến, nói: “Cậu nói tôi là không biết làm việc tốt, chỉ biết
làm việc thiếu đạo đức hại người lợi mình, tôi có chút không hiểu, cậu có thể đưa ra một vài ví dụ
để chứng minh không?” Đinh Văn Tùng tự biết mình đuối lý, cơn tức giận đã giảm đi một nửa, hết
sức hối hận thừa nhận lỗi của mình.
Trong công tác và trong cuộc sống, rất khó tránh khỏi bất đồng và xung đột, nếu xử lý
không tốt, thì có thể chuyển thành thù hận, nếu xử lý tốt, thì có thể biến oán thán thành hòa
thuận.
Hãy nghiến răng chịu nhịn một chút
Khi nảy sinh bất đồng và xung đột với người khác, tuyệt đối không nên nóng vội. Nếu nóng
vội, tức giận, rất dễ cãi vã với người khác. Một khi đã cãi vã rồi thì không ai chịu mất thể diện,
vì vậy mâu thuẫn càng gay gắt hơn. Cần giữ đầu óc tỉnh táo, phân tích kỹ càng lời nói của đối
phương, xem nó là có căn cứ cơ sở hay chỉ là tin đồn đại thôi; là sự nghi ngờ phỏng đoán hay là
bị người khác xúi giục. Làm rõ nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn rồi, thì có thể thông qua phơi
bày sự thực, nói lý để loại bỏ sự hiểu lầm của đối phương.
Hãy mở rộng tấm lòng, nhường nhịn một bước
Chỉ cần bạn mở rộng tấm lòng, thì hòa khí sẽ được tạo ra. Bạn có thái độ ôn hòa, có sự “độ
lượng”, thì sẽ làm cho đối phương vốn muốn nổi giận cũng không có cớ, tự cảm thấy mất hứng,
không muốn tranh cãi nữa.
Áp dụng phép chuyển dịch hoãn xung
Nguyên nhân của việc tranh cãi mãi không thôi thường là vì sợ tỏ ra thua kém người khác,
sợ người khác cho là đuối lý.
Lúc này, đừng ngại chuyển chủ đề đang nói hoặc kể một câu chuyện cười, hài hước một
chút, làm dịu đi bầu không khí căng thẳng, thì có thể tránh được xung đột trầm trọng hơn.
Rút lui một cách lịch sự
Trong các cuộc “tranh cãi không có thắng thua”, các bên tự bảo lưu ý kiến là một cách rút lui
lịch sự. Khi không thể làm thay đổi quan điểm của đối phương, thì nên đề nghị các bên bảo lưu
ý kiến kết thúc tranh luận mà vẫn giữ được không khí vui vẻ.
Chú ý tới mức độ