T
nhiều việc, người khác vốn không có ý nhưng bản thân mình lại cứ nghĩ theo hướng xấu, càng
nghĩ càng cảm thấy không vui. Nhiều trường hợp không phải là người khác có thành kiến với
mình hoặc có hành vi bất lợi cho mình, mà là do thói đa nghi của bạn làm cho bạn có cảm giác
lầm lẫn.
Giữ bình tĩnh, tránh hành động theo tình cảm
Nếu trong tư duy lần đầu tiên xuất hiện tín hiệu ngờ vực, trước tiên cần xác định xem sự
ngờ vực về một việc gì đó của bạn có đầy đủ lý do hay không. Nếu có nhiều điểm nghi vấn,
chứng cớ rõ ràng, thì bạn nên tìm cách đối chiếu với tình hình cụ thể để chứng thực. Nếu chứng
cứ mơ hồ không rõ, xét đoán chủ quan, diễn dịch quá nhiều, thậm chí mang đậm màu sắc võ
đoán, thì bạn cần nhanh chóng kết thúc sự ngờ vực của mình, nhắc nhở mình: “Mặc kệ nó, đừng
có nghĩ nhiều như vậy”, “Đừng có nghĩ quá xấu về người khác”. Nếu như có thái độ “không
chứng thực được tức là không tồn tại”, thì sẽ có thể loại bỏ được sự ngờ vực của bạn.
43. LÀM DỊU SỰ TỨC GIẬN CỦA NGƯỜI ĐỐI DIỆN
TRONG GIAO TIẾP
rong một lần kiện tụng, Đinh Cường cảm thấy luật sư của mình là Mã Vĩ thu phí quá cao,
liền tỏ rõ ý của mình cho Mã Vĩ biết. Có lẽ Đinh Cường nói hơi quá nên Mã Vĩ vô cùng tức
giận. Anh ta cho rằng lúc trước cả hai đã thỏa thuận giá cả rồi, hơn nữa mình phải bỏ ra
bao nhiêu công sức, bây giờ sắp sửa thắng kiện rồi lại đưa vấn đề này ra, anh ta không
khỏi nổi nóng, và nói sẽ không thèm ngó ngàng gì đến vụ kiện này nữa. Đinh Cường thấy Mã Vĩ
nổi nóng, sợ hỏng việc, vội nói chữa: “Xin lỗi, quả thật tôi không nên nói như vậy. Tôi xin lỗi về lời
nói của mình. Anh có quyền nổi nóng, xin hãy tha thứ cho tôi”. Mã Vĩ im lặng một lát, nói: “Không
sao, Đinh Cường, tôi thu của anh tiền có cao một chút, tôi cũng cần xin lỗi anh. Tôi cho anh một
phiếu thu khác, để chúng ta làm bạn lại từ đầu, được không?”
Chúng ta nói chung đều thường nổi cáu một cách vô cớ. Thường là vì người khác đã vô ý
hoặc cố ý nói gì đó hoặc làm gì đó. Nếu bạn gặp phải một người đang trong cơn cáu giận, làm
thế nào để xóa bỏ được ngay cơn tức giận của anh ta đây?
Giữ bình tĩnh
Khi đối phương đang cơn thịnh nộ, trút cơn tức giận lên đầu người khác một cách thiếu lý
trí, thì bạn nên áp dụng phương pháp “dĩ dật đãi lao” (lấy quân nghỉ ngơi đánh quân mỏi mệt),
giữ bình tĩnh. Khi ứng phó, cần bình tĩnh ung dung, nét mặt thoải mái, tuyệt đối không nên
dùng phương thức cứng nhắc ăn miếng trả miếng, nhằm tránh đổ thêm dầu vào lửa, khiến cho
cục diện không thể nào khắc phục được. Nếu như bạn áp dụng thái độ lấy nhu khắc cương, thì
trạng thái phẫn nộ của anh ta sẽ dần dần lắng dịu đi.
Khi đối phương nổi giận, bạn nên giữ thái độ bình tĩnh, tìm ra nguyên nhân khiến cho đối
phương nổi giận. Phương pháp tốt nhất là đưa ra những câu hỏi có tính thăm dò, để đối
phương thổ lộ ra nguyên nhân của việc cáu giận, sau đó tìm cách giải quyết, làm cho đối
phương bớt giận.
Thông thường bên nổi giận luôn cho rằng người khác không hiểu hết hoặc thông cảm với
anh ta. Bạn nên tỏ ra về mặt này bạn quả thực đã suy xét tới tình cảnh của anh ta, để cho anh ta
phát tiết ra hết, không nên ngắt lời. Như thế, người nổi giận nhận được sự thông cảm và đồng
tình, nộ khí tự nhiên sẽ lặng đi.
Lấy nhu thắng cương