tuyệt đối, chỉ có thần và Đức Kim thượng biết thôi". Sau này bá tước còn
giúp nước Pháp nhiều việc khác nữa.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý thêm là mọi quyền lợi và công việc của
Beaumarchais không chỉ có chuyện kiểm soát các tác giả châm biếm đả
kích. Thư của ông viết cho nhà vua có đề cập tới chuyện này: "... còn có
nhiều vấn đề khác liên quan tới Hoàng thượng, nhưng không thể viết ra
giấy được. Thần sẽ báo cáo trực tiếp Đức Kim thượng". Song những vấn đề
đó mãi mãi là bí mật được giữ kín bởi Beaumarchais đã không gặp được
đức vua. Ở Paris người ta chờ Beaumarchais về để trao tặng ông phần
thưởng cao quý - khôi phục quyền công dân cho ông. Nhưng đúng ngày
ông từ London về tới Paris, ngày mồng 9 tháng 5 năm 1774, đức vua đột
ngột qua đời. Mong muốn của Beaumarchais tan thành mây khói.
Đức vua mới, Louis XVI, lại cử Beaumarchais sang London. Đối tượng
của "quý ông Rônắc" lần này là ngài Atkison - một người cũng tự xưng là
Angielutri. Atkison là tác giả cuốn "Cảnh báo", trong đó chứng minh quyền
của "nhánh Tây Ban Nha với vương miện Pháp". Beaumarchais đã thuyết
phục được Atkison cho hủy tám ngàn cuốn đã được ấn hành ở London và
Amstecdam, nhưng hắn đã giữ lại bản thảo và bỏ trốn sang Nĩrnberg. Thế
là bắt đầu cuộc truy lùng với đủ mọi chuyện để viết thành truyện trinh
thám: nào là bị cướp tấn công, nào là tòa án, cả chuyện vượt sông Danuyp,
rồi chuyện được tiếp kiến Nữ hoàng Áo, lại thêm cả một tháng trời bị giam
giữ ở Vienna. Thế mà vẫn không bắt được Atkison, tuy nhiên không bao
lâu sau chính hắn đã từ bỏ ý định xuất bản cuốn sách.
Tháng 4 năm 1775, Beaumarchais lại đi London để bịt miệng hai tên
"bồi bút": quý bà Campanhon và thày tu Vinon - tác giả của những bài
châm biếm đả kích đức vua. Bá tước Rosf đã giúp Beaumarchais. Dẹp xong
hai tên "bồi bút", Beaumarchais, theo lời ông, bắt tay vào "những việc cao
quý hơn". Lần này ông ký tên thực của mình trong lá thư gửi đức vua "...
Thần đã bắt đầu nghiên cứu một số vấn đề. Đức Kim thượng sẽ hài lòng