người Đông Đức và các nước xã hội chủ nghĩa khác đã chạy sang Tây Đức.
Nhưng có ý nghĩa đặc biệt là thông báo của Felfe về những biện pháp phản
thông tin của tình báo Đức. Anh biết tất cả những trường hợp có trò chơi
hai mặt của chúng. Sau khi nhận được thông báo tương ứng, phía Xô Viết
quyết định tham gia luôn vào trò chơi ấy, nhưng không được gây nguy
hiểm cho cộng sự. "Điều quan trọng hơn nữa là phải biết khai thác "hai
mặt" các tư liệu và "duy trì sự sống" cho tình báo. Việc phản thông tin từ
phía điệp viên hai mang được nhận dạng có giá trị riêng, bởi vì qua đó có
thể xác định được vì sao kẻ địch muốn đánh lạc hướng, hoặc chúng muốn
cái gì bằng con đường này.
Felfe đã cảnh báo cho những người Xô Viết về việc sắp bị bắt về tội do
thám. Chẳng hạn, anh đã cứu được công dân Nga Kirpichev, anh ta đã trốn
được ngay trước mũi bọn bắt người. Một văn phòng mang tên INDEX được
tổ chức riêng để chống lại Đại sứ quán Liên Xô. Văn phòng này do Felfe
lãnh đạo. Tình báo Đức cùng với CIA nghĩ ra cách khiêu khích một nhà
ngoại giao Xô Viết đến Bonn (chính là "nhà báo" mà Felfe đã nói chuyện
với ở Veymar từ năm 1940). Felfe đã kịp thời thông báo cho tình báo Liên
Xô biết.
Một trong những chiến dịch mà Felfe lãnh đạo ("Diagramma") được
tiến hành để chống lại cái gọi là khu cấm địa Karlskhorst, nơi tập trung các
cơ quan tình báo Xô Viết. Anh triển khai hoạt động "rầm rộ". Anh có đến 5
tập tài liệu vẽ sơ đồ các căn phòng, số điện thoại, sơ đồ các khu đất, đánh
dấu từng con đường mòn. Sau này cuốn tài liệu đó được sử dụng trong tình
báo Đức, Viện công tố quốc gia Tây Đức và các cơ quan khác. Phía Xô
Viết không hề có phản thông tin nào về chuyện này. Cuốn tài liệu được bổ
sung một cách có hệ thống và được chính xác hoá trước năm 1959. Nhờ
chiến dịch "Diagramma" mà CIA thôi không đòi hỏi tình báo Đức phải
cung cấp thêm thông tin về tình báo Xô Viết. Công việc được tiến hành có
vẻ như tích cực, nhưng thực sự là dẫm chân tại chỗ và chẳng mang chút lợi
nào cho cả tình báo Đức lẫn CIA.