tiếp. Đằng trước có một vật gì to lớn như một tảng đá. Khi tới gần ông thấy
vỏ một con tàu có lẽ đã chìm đến một thế kỷ trước... Ngày hôm đó không
tìm thấy tàu ngầm. Mãi đến ngày thứ ba Miller mới tìm thấy, nhưng ông chỉ
xem được bên ngoài vì thời gian không cho phép. Tuy nhiên ông đã thấy
một chỗ vỡ có thể chui vào được.
Đến ngày thứ tư thời tiết xấu. Khi ông xem xét chỗ vỡ ông thấy không
ổn vì mép vỡ rất sắc có thể làm thủng đường ống dẫn khí thở. Nhưng vì
thời tiết được dự báo là xấu đi, có bão biển kéo dài mấy ngày, nên phải làm
vội. Miller quyết định mạo hiểm. Ông thận trọng chui vào, đi suốt chiều
dài, cố gắng không nhìn vào những xác chết vì khi động nước thì quần áo,
chân tay, tóc tai họ động đậy.
Trong buồng lái ông tìm thấy một hộp kim loại. Ông biết rằng đó là
chiến lợi phẩm chính. Ông muốn mang ngay lên bờ. Ra khỏi tàu ông buộc
chiếc hộp vào dây rồi đánh tín hiệu kéo lên. Ông báo cáo những gì nhìn
thấy, nhưng bị buộc phải viết thành văn bản. Trong lúc đó người ta hết sức
thận trọng mở cái hộp sắt. Trong đó có những thứ quý như bản đồ các bãi
mìn của Đức, hai bản mật mã mới của hải quân Đức và một bản mật mã
quý nhất chỉ được dùng để liên lạc với Đại hạm đội. Đại diện của Bộ tư
lệnh Hải quân thận trọng cất vào cặp. "Những thứ này cần phải gửi ngay về
London, - ông ra lệnh cho chỉ huy tàu lặn - Thả phao tiêu đánh dấu! Chạy
ngay, hết tốc lực!".
Các bộ mật mã được đưa ngay đến "Phòng 40 O.B." nổi tiếng của Bộ tư
lệnh Hải quân Anh, nơi lưu giữ các bộ mật mã Anh và giải các mã của quân
địch.
Bây giờ ông đã nằm trong biên chế của tình báo hải quân Anh. Đã
thành lập một đơn vị đặc nhiệm chuyên đưa Miller và các thiết bị lặn đến
những chỗ nào có tàu ngầm Đức bị chìm. Chẳng bao lâu ông thông thạo tàu
ngầm Đức hơn bất cứ một chuyên gia nào. Mặc dù Bộ Hải quân Đức luôn
luôn thay đổi mật mã, nhưng quân Anh vẫn biết. Những mật mã này là vũ