Tại Mỹ, sức hấp dẫn của Margarita theo dòng thời gian không những
không suy giảm mà lại có phần tăng thêm vì cách ứng xử khéo léo và tinh
tế bẩm sinh. Chính ở Mỹ, bà đã làm cho nhiều nam văn nghệ sĩ Nga lúc đó
đang cư trú ở đây phải chết mê chết mệt. Trong số này có những tên tuổi rất
quen thuộc như nhà soạn nhạc Sergei Rakhmaninov hay chính ông bố
chồng hụt của bà là ca sĩ Phedor Saliapin... Là một họa sĩ, lại hơn vợ quá
nhiều tuổi nên Conencov "mũ ni che tai" trước mọi chuyện "hoa lá cành"
của vợ mình. Thực ra, lúc này, quan hệ giữa họ mang tính anh em, đồng chí
nhiều hơn là phu phụ.
Khi đó, Margarita đã có những mối liên hệ bí mật với Dân uỷ Nội vụ,
Cơ quan An ninh của Liên Xô, tiền thân của KGB. Trong lịch sử Xô Viết,
đã có không ít những điệp viên bán chuyên nghiệp hoặc chuyên nghiệp như
vậy. Họ thường là chồng hoặc vợ hoặc là con cháu của những văn nghệ sĩ
nổi tiếng. Chồng của nữ sĩ Marina Xvetaeva, cháu gái của văn hào Anton
Chekhov... khi ra nước ngoài cư trú đều đã cộng tác với Cơ quan An ninh
Liên Xô Dân uỷ Nội vụ.
Theo Trung tướng Pavel Sudaplatov, Cục trưởng Cục NDVD - KGB,
tại Mỹ, phu nhân của nhà tạc tượng hoạt động dưới sự chỉ đạo của Lisa
Zarubina, vợ trưởng cơ quan điệp viên an ninh Liên Xô ở nước này,
Margarita đã làm quen được với Einstein và một nhà vật lý vĩ đại khác là
Jacob Oppenheimer. Oppenheimer là tác giả của nhiều công trình về vật lý
lượng tử. Năm 1943, ông được bổ nhiệm làm giám đốc Trung tâm Los
Alamos và cùng một nhóm của nhà vật lý khác chế tạo ra một trong những
quả bom hạt nhân đầu tiên (bom A)... Chính Margarita và chồng bà đã
thuyết phục Oppenheimer nhận về phòng thí nghiệm của mình một số nhà
vật lý có tư tưởng thiên tả và ủng hộ Liên Xô, trong số này hiển nhiên là có
những điệp viên của Moscva.
Einstein lần đầu tiên bước vào phòng làm việc của gia đình Conencov
là vào năm 1935. Khi ấy, trường đại học Priston đặt Conencov làm một bức