83. Nass Caw (1918 - 2002) Người Sáng Lập Tình
Báo Ấn Độ
Dư luận ấn Độ bàn tán xung quanh cái chết bí ẩn của ông Nass Caw, 84
tuổi, người được coi là cha đẻ của ngành Tình báo ấn Độ, tại tư dinh ở thủ
đô New Delhi. Thậm chí có người còn nói, cái chết của ông Nass Caw là sự
kết thúc một thời huy hoàng trong lịch sử của tình báo ấn Độ. Theo giới
chuyên môn, ông Nass Caw không những là một trong những người được
dòng họ Gandhi tin cậy nhất, mà còn là một trong những người thần bí nhất
Ấn Độ.
Ông Nass Caw sinh năm 1918, tại một thành phố phía Bắc Ấn Độ. Sau
khi tốt nghiệp đại học, ông gia nhập lực lượng Cảnh sát và trước khi Ấn Độ
tuyên bố độc lập (1947), ông được cử về công tác tại Cục Tình báo do
người Anh thành lập và trở thành một trong những người ấn độ đầu tiên
hoạt động trong lĩnh vực này. Sau khi Ấn Độ tuyên bố độc lập, nhờ vào khả
năng quản lý cũng như năng khiếu bẩm sinh về lĩnh vực tình báo nên Nass
Caw đã được Thủ tướng Nehru, Thủ tướng Indira Gandhi và Thủ tướng
Rajiv Gandhi giao trọng trách đứng đầu Cơ quan Tình báo Ấn Độ. Thậm
chí Thủ tướng Indira Gandhi còn coi ông Nass Caw là người thân tín nhất
của mình, trước khi ra một quyết sách lớn, bà đều tham khảo ý kiến của
ông. Sau cuộc chiến tranh Pakistan - Ấn Độ lần thứ hai (năm 1965), Thủ
tướng Indira Gandhi yêu cầu ông Nass Caw thành lập Cục Tình báo đối
ngoại với mô hình giống như KGB của Liên Xô, MI-5 của Anh và CIA của
Mỹ. Vì công tác chuẩn bị quá gấp nên sau khi bí mật chiêu mộ được 250
chuyên gia phân tích, xử lý tin cùng các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực hoạt
động tình báo, ông Nass Caw đã đứng ra đảm trách cương vị Cục trưởng
Cục Tình báo đối ngoại. Năm 1977, ông Nass Caw tuyên bố nghỉ hưu sau
thất bại của Thủ tướng Indira Gandhi trong cuộc tranh cử. Sau khi bà Indira
Gandhi trở lại chính trường, việc đầu tiên của bà là mời ông Nass Caw đảm
trách cương vị Cố vấn an ninh quốc gia. Người ta còn nhớ, tháng 7-1984,