108 ĐIỆP VIÊN VÀ ĐIỆP VỤ THẾ GIỚI - Trang 659

góp phần quan trọng vào chiến thắng về quân sự của Ấn Độ trong cuộc
chiến tranh năm 1971, mà còn giúp Bangladesh tuyên bố độc lập, tách ra
khỏi Pakistan. Tháng 6-1975, sau khi nhận được tin tức tình báo: sắp xảy ra
một cuộc đảo chính quân sự tại Bangladesh, ông Nass Caw đã bí mật bay
sang thủ đô Dhaka để thông báo tin này cho Tổng thống Raheman, nhưng
ông Raheman đã không tin vào tin này và hậu quả đã xảy ra - 2 tháng sau
ông bị giết chết trong vụ đảo chính quân sự. Năm 1981, khi thăm Ấn Độ,
tướng Qiya của Bangladesh đã nói với Thủ tướng Indira Gandhi rằng: "Ông
Nass Caw còn hiểu đất nước Bangladesh hơn tôi". Sau khi kết thúc cuộc
chiến tranh năm 1971, chiến tích của ông Nass Caw đã được Tư lệnh Lục
quân Ấn Độ ca ngợi: "Nếu không có những tin tức tình báo của ông, quân
đội chẳng biết tác chiến như thế nào". Kể từ đó tên tuổi của Cục Tình báo
Đối ngoại cũng như của ông Nass Caw nổi như cồn. Bài học kinh nghiệm
này đã được trường quân sự West Point, Mỹ, lấy làm giáo trình giảng dạy
cho tới tận ngày hôm nay. Tên tuổi của ông Nass Caw còn được ghi vào
cuốn "Những nhân vật đứng đầu Cơ quan Tình báo thế giới" do phương
Tây biên soạn.

Mặc dù là một người quan trọng như vậy, nhưng ông Nass Caw rất

hiếm khi xuất hiện công khai, lẩn tránh ống kính phóng viên và luôn đeo
kính đen mỗi khi ra ngoài. Sau khi nghỉ hưu, ông cũng ít xuất hiện nơi đông
người, không viết hồi ký. Tuy là một nhân vật bí hiểm, song ông là người
đa tài, là một cao thủ trong lĩnh vực điêu khắc. Vị thế của Cục Tình báo
Đối ngoại ngày một nâng cao, hiện nay nó thường xuyên cung cấp cho nội
các Chính phủ Ấn Độ những kết quả phân tích, nghiên cứu mới nhất xung
quanh lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế... Những người lãnh đạo sau này
của Cục Tình báo Đối ngoại đều tự xưng mình là con trai của ông Nass
Caw.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.