- Tôi sẽ tiếp tục sứ mạng của tôi cho tới thành công.
An ninh quân đội lại hỏi:
- Đại tá cho biết những ai giúp Đại tá sống mấy tháng đã qua?
- Đó là những người ơn nghĩa của tôi, giúp tôi trong công việc chung.
Tôi không thể cho các anh biết.
Đêm về khuya, ở phòng kế bên, anh Đặng Như Tuyết nghe tiếng đánh
đá nhiều lần và sau cùng nghe anh Thảo la thất thanh rồi im lặng luôn. Lúc
đó vào khoảng 1, 2 giờ sáng thứ sáu, ngày 17-7-1965.
Hôm sau, báo chí Sài Gòn đăng thông báo của cảnh sát là Đại tá Phạm
Ngọc Thảo đã chết vì vết thương ngày hôm trước. Có báo đăng hình anh
Thảo nằm chết trên ghế bố. Sự thật, Phạm Ngọc Thảo chết vì Nguyễn Ngọc
Loan ra lệnh cho sĩ quan và người của an ninh quân đội đánh đập đến tắt
thở.
Năm ấy Phạm Ngọc Thảo 43 tuổi.
Đồng chí Trần Bạch Đằng, nguyên Bí thư Khu 1 Sài Gòn, nói: Khác
với các nhà tình báo khác, mà nhiệm vụ chủ yếu của họ là khéo giấu mình,
tổ chức thu thập, tuyển chọn các tin tức cần thiết chuyển về trung tâm,
Phạm Ngọc Thảo đã đi thẳng vào hàng ngũ kẻ thù, không hề che giấu sự tự
hào của mình đã từng cầm quân Cách mạng chống thực dân Pháp và đã trụ
vững, tung hoành trong hàng ngũ địch trong một thời gian dài cho đến tận
lúc hy sinh. Đó mới thật là đặc biệt, chỉ có riêng ở Phạm Ngọc Thảo...