những thành tích của chúng tôi mà các đối thủ hiện nay đang muốn trừng
trị, đóng đinh câu rút tôi, như người ta đã viết...".
Tiếp theo trong bức thư của mình, Wolf yêu cầu Gorbachov trong thời
gian thăm Đức sắp tới hãy đặt vấn đề về số phận những người bạn - nhà
tình báo, những trợ tá đang bị người ta đối xử tồi tệ hơn cả tù binh chiến
tranh.
Bức thư kết thúc với những lời như sau:
"Ngài, Mikhail Sergeirvich, hãy hiểu cho, rằng tôi đấu tranh không chỉ
cho bản thân, mà cho nhiều người, cho những người vì họ trái tim tôi đau
đớn và vì những người mà tôi cảm thấy mình mang nặng trách nhiệm".
Nhưng "Mikhail Sergeievich thân mến" không chỉ không có giải pháp
nào mà còn không trả lời thư.
Từ Áo, Wolf và vợ đã đến Moscva. Nhưng tại đây ông cũng cảm thấy
rằng trong điện Cremli có nhiều ý kiến khác nhau liên quan đến sự có mặt
của ông tại Liên Xô. Một mặt, quá khứ của ông buộc họ có trách nhiệm cho
ông một nơi ẩn náu nhưng mặt khác người ta cũng không muốn làm hỏng
quan hệ với nước Đức.
Sau thất bại của cuộc bạo động "lố lăng" tháng 8 năm 1991, Wolf trở về
Đức và chia sẻ gánh nặng trách nhiệm đang đặt lên vai người kế nhiệm và
các đồng chí cùng công tác của mình. Ngày 24 tháng 9 năm 1991, ông vượt
biên giới Áo-Đức, Chánh Công tố viên đã chờ ông sẵn. Vào ngày hôm đó
ông bị giam vào một xà lim đơn với hai lớp chấn song của nhà tù thành phố
Carlsrue. Sau mười một ngày ông được thả với khoản tiền bảo đảm rất lớn
do bạn bè gom góp.
Bắt đầu quá trình sơ thẩm kéo dài và nặng nề, còn sau đó là phiên tòa
xét xử Markus Wolf. Cả ông lẫn những người có đầu óc lành mạnh khác
trước tiên hết sức phẫn nộ bởi bản thân sự kiện truy tố ông trước pháp luật