88. Đào Phúc Lộc (1923 - 1969) Nhà Tình Báo Nổi
Tiếng Qua Hai Cuộc Trường Chinh Lịch Sử
Ít ai biết rằng, đại gia Đào Ngọc Khanh, một thương nhân giàu có và
nổi tiếng ở đất Quảng Ninh - Hải Phòng, người đã dựng nên Nhà máy điện
Uông Bí, Nhà máy xi măng Hải Phòng, Chợ Sắt và một số công trình xây
dựng trên đất Cảng, người "khét tiếng" trong giới về sự "ăn chơi" - lại là
cha đẻ của một nhà tình báo nổi tiếng qua hai cuộc trường chinh lịch sử.
Đào Phúc Lộc sinh ra trong một dòng họ nổi tiếng về truyền thống yêu
nước, dòng họ vinh dự được nhà chí sĩ Phan Bội Châu tặng đôi câu đối, đại
ý: "Lòng yêu nước thương dân của họ Đào như viên ngọc quý giữa đời
thường. Phật ngồi trên tòa sen sẽ phù hộ cho cả gia tộc". Đào Ngọc Khanh
là cháu của cụ Đào Đức Điển, làm Tri phủ dưới triều Nguyễn kiêm Phó
lãnh binh phụ trách quân sự từ Móng Cái đến Uông Bí. Các con của ông
Điển đều làm quan và đều một lòng đi theo phong trào yêu nước của cụ
Phan Bội Châu. Đào Ngọc Khanh từng đỗ tú tài nhưng vì ưa cuộc sống
phóng túng, ông đã từ chối chốn quan trường để chọn nghề xây dựng.
Nhiều năm trước khi Đào Phúc Lộc ra đời, tên tuổi của người cha đã vang
xa khắp nơi với những công trình xây dựng của thành phố Cảng. Trong khi
đó, người vợ xinh đẹp và hiền thục đã có với ông 5 mặt con. Một ngày định
mệnh, khi vừa sinh được tin báo chồng mình có "vợ bé". Không chịu nổi cú
sốc bà đã mất ngay trong đêm đó. Khi đó Đào Phúc Lộc 6 tuổi, cậu bé út
mới tròn 20 tháng. Ít lâu sau, Đào Ngọc Khanh đưa "vợ bé" về nhà. Nhân
lúc chồng đi vắng, bà ta đã đuổi 4 đứa con của chồng (Kim Liên đã mất từ
nhỏ) ra khỏi nhà. Khi Đào Ngọc Khanh trở về thì sự thể đã rồi, ông đành
đưa hai con nhỏ cho một người bà con trông giùm. Còn ông thuê nhà ở hẻm
cô Ba Chìa cho hai chị em Hải và Lộc trọ học.
Những năm tháng ở Hải Phòng, số phận đã dun dủi hai chị em được
làm quen với đồng chí Tô Hiệu - người đã dìu dắt hai chị em vào con