sẽ làm gì khi ta giải phóng. Việc đi chiến trường là do ông xung phong. Hồi
đó, ông là cán bộ miền Bắc có chức cao nhất trong ngành Công an đi chiến
trường.
Ông Nguyễn Tài là con trai nhà văn nổi tiếng Nguyễn Công Hoan.
Nhưng ông không theo nghiệp cha. Có người bảo ông là một cán bộ an
ninh bẩm sinh. Ông hoàn toàn không đồng ý nhận xét này. Ông bảo chẳng
ai sinh ra lại được trời phú cho nghề an ninh. Hồi Cách mạng tháng Tám,
ông được Đại tướng Võ Nguyên Giáp giao cho làm báo Nước Nam Mới.
Nhưng hình như ông chẳng mặn mà với nghề chữ nghĩa này cho lắm. Sau
Cách mạng tháng Tám, cấp trên phân công ông làm công tác trong ngành
Công an, ông đã lưỡng lự. Ông nói ông không thích nghề này vì nhiều
người trong gia đình ông trước đó bị mật thám Pháp bắt bớ. Nhưng cấp trên
nói với ông là công an cách mạng chỉ vì dân vì nước. Và thế là ông chấp
thuận.
Ông Nguyễn Tài bị bắt ngày 23-12-1970 trên đường đi công tác. Nhiều
người sau đó nghi ông Bảy Sết, người lái chiếc ghe chở ông Nguyễn Tài đi
công tác, đã phản bội, chỉ điểm cho địch bắt ông. Sau giải phóng, ông đã
tìm gặp Bảy Sết và minh oan cho ông ấy, và đề nghị chính quyền làm chế
độ hưu cho Bảy Sết. Khi bị bắt, ông đã khai mình là Nguyễn Văn Hợp, đại
úy thuộc Cục Nghiên cứu miền Bắc. Ông được đưa vào miền Nam để xã
hội hóa và chờ khi chiến tranh kết thúc sẽ đi Pháp để hoạt động lâu dài.
Nhưng rồi CIA Mỹ đã lần ra lý lịch thật của ông. CIA đã phát hiện ra ông
là con trai nhà văn Nguyễn Công Hoan, làm Cục trưởng Cục Bảo vệ chính
trị. Biết ông đã từng đi công tác nước ngoài với Bác Hồ, chúng đã đưa cho
ông xem một bức ảnh chụp Bác Hồ đi thăm đền Borubodour ở Nam
Dương. Đứng sau Bác Hồ là một người trẻ đeo kính đen, đó là ông Nguyễn
Tài. Và chúng biết những chức vụ ông nắm giữ trong thời gian ở Sài Gòn -
Gia Định. Chúng biết cả ông Lê Văn Lương (tên thật là Nguyễn Công
Miều) là chú ruột ông. Việc CIA biết khá rõ về ông là vì một số cán bộ cấp
dưới của ông đã đầu hàng và phản bội cách mạng. Lúc đầu chúng hỏi ông