108 ĐIỆP VIÊN VÀ ĐIỆP VỤ THẾ GIỚI - Trang 713

có thích đọc tiểu thuyết tiền chiến không? Rồi hỏi ông có đọc văn Nguyễn
Công Hoan không? Và đưa cho ông mượn cuốn “Nhà văn Việt Nam hiện
đại” của Vũ Ngọc Phan trong đó có in ảnh cha ông để thăm dò phản ứng
của ông. Nhưng là một cán bộ an ninh nhà nghề, những trò chơi nghiệp vụ
như vậy đối với Cục trưởng Nguyễn Tài quả là một trò chơi xoàng. Trong
bài phỏng vấn đăng trên báo L‘Express sau ngày miền Nam giải phóng,
Frank Snepp, nhân viên CIA đã từng hỏi cung ông, viết: "Vì ông ta
(Nguyễn Tài) không chịu nổi sự lạnh lùng cho nên người ta đã tống ông ta
vào một xà lim của bộ máy của những người có thế lực để thổi một luồng
không khí lạnh vào trong đó, nhưng ông ta không chịu khuất phục. Tôi đã
phát hiện ra một điểm yếu khác trong ông. Trong những năm 50, ông đã
muốn chứng tỏ lòng trung thành của mình với cấp trên bằng cách từ bỏ cha
đẻ của ông, một nhà văn tên tuổi trên văn đàn Việt Nam. Khi mà ta hiểu rõ
sự tôn kính gia đình trong con người Việt Nam, ta mới mường tượng ra vết
thương lòng đau đớn này... Có thể nói rằng ông ta đã không làm trọn đạo
lý. Và vết thương này có thể làm thay đổi con người ông ta". Khi được hỏi
vì lý do gì mà Frank Snepp lại nói như vậy khi nhà văn Nguyễn Công Hoan
là nhà văn cách mạng nổi tiếng, người đã chiến đấu không mệt mỏi bằng
ngòi bút của mình cho những người lao động, ông trả lời rằng đó là sự
xuyên tạc. Ông nói sự thật cha ông như thế nào thì mọi người đều biết.
Trong một số cuộc hỏi cung ở số 3 Bạch Đằng, Frank có đề cập đến cuốn
“Đống rác cũ” và nói tại sao có người lại phê phán cuốn ấy ghê thế để kích
động và phân hóa ông. Nhưng Frank nói riêng và CIA nói chung đã thất
bại. Thời gian đó, CIA hứa với ông nếu ông xác nhận đầy đủ về bản thân
mình thì chúng sẽ cấp cho ông 20 triệu và một biệt thự ở Thụy Sĩ để ông
sang đó sinh sống nếu ông không muốn trở về miền Bắc. Sau này vì một số
lý do, ông đã thừa nhận mình là Đại tá Tư Trọng, phục vụ trong Mặt trận
Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN). Tháng 11-
1971, ông Trần Bạch Đằng thừa lệnh cấp trên viết một lá thư nhân danh
mặt trận để đặt vấn đề với phía Mỹ trong việc trao đổi ông Nguyễn Tài với
một tù binh là sĩ quan tình báo Mỹ trước khi ký kết Hiệp định Paris. Bức
thư này được giao cho một trung sĩ Mỹ bị ta bắt, được phóng thích mang về

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.