108 ĐIỆP VIÊN VÀ ĐIỆP VỤ THẾ GIỚI - Trang 741

cưng độc nhất của mình phải vào một vai khốn khổ nên nhất quyết phản
đối. Không dám cãi lời cha, cô diễn viên chính đành trả vai. Đạo diễn tái
mặt: Lấy ai thay bây giờ? Trời xui đất khiến, Kim Sơn xung phong: "Kiếm
người khác vào vai đầy tớ, tôi đóng vai cô Ngọc vợ bé, với điều kiện cô
Nho phải tự tay hóa trang cho tôi". Bí quá, đạo diễn đành gật. Không ngờ,
Kim Sơn nhập vai quá tốt. Sân khấu vừa hạ màn, giáo sư Xuân, người phụ
trách môn Việt văn ở Trường Sisowath đã kêu lên với đạo diễn: "Anh thuê
cô nào đóng vai cô Ngọc vừa đẹp vừa diễn hay quá vậy?!". Sau vở diễn,
tình cảm của hai người đã bắt đầu quyến luyến. Thu hết can đảm, Kim Sơn
chỉ dám gửi cho người mình yêu ba chữ "Anh yêu em" bằng tiếng Pháp rồi
trốn biệt, ốm tương tư suốt cả tháng trời. Cô Nho cũng viết cho anh một lá
thư dài 5 trang, nêu rõ hàng loạt lý do, nào không môn đăng hộ đối (nhà
Kim Sơn rất giàu), nào cả hai còn nhỏ, chưa có tương lai (mới 17 tuổi) nên
chưa thể trả lời v.v... Cuộc tình mới nhen lên, dùng dằng chưa dứt thì Cách
mạng tháng Tám nổ ra. Mang theo cơn ốm tương tư, Kim Sơn đi biền biệt
theo kháng chiến. Trong khi đó, cô Nho cũng hồi hương về Trà Ôn, Vĩnh
Long, sau đó lên Sài Gòn tiếp tục học. Là hoa khôi, hàng loạt thầy thông,
thầy ký, cậu ấm đã liên tục đến "thưa chuyện" cùng cha mẹ cô xin cưới.
Thấy cô Nho đã lớn, cha mẹ cô cũng có ý thúc giục. Bí quá, cô Nho lên Sài
Gòn, kể hết cho em ruột của Kim Sơn là Nguyễn Ngọc Hà nghe, nhờ Hà
nhắn hỏi anh Sơn một câu dứt khoát để còn yên tâm chờ đợi. Nghe Hà kể,
gia đình Kim Sơn vốn cũng quý mến cô Nho nên đồng ý. Cha mẹ cô Nho
đưa điều kiện phải làm đám hỏi trước cho chắc ăn. Mẹ Kim Sơn quyết
định: "Đã vậy thì cho cưới luôn". Vậy là trong khi Kim Sơn đang ngang
dọc tung hoành với chi Lam Điền ở đường số 5 ngoài Bắc thì tại Sài Gòn,
đám cưới linh đình của anh đã được tổ chức, chỉ vắng mỗi mình... chú rể.
Cô Nho về nhà chồng, trở thành người giữ tay hòm chìa khóa của gia đình
anh chưa bao lâu thì cô tin Kim Sơn đã chết ở chiến khu Việt Bắc. Vậy là
bàn thờ anh được lập, cô để tang anh. Giữa năm 1949, khi Kim Sơn trở lại,
thấy ông chồng kháng chiến thoắt cái trở thành một tên Việt gian, mang
hàm đại úy ngự lâm quân, cô Nho giận lắm, khóc rưng rức. Gia đình Kim
Sơn cũng nhìn anh bằng cặp mắt tức giận. Hoảng quá, Kim Sơn chỉ dám ở

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.