như người thân tín. Linh mục Hoàng Quỳnh còn lấy họ của mình đặt cho
anh tên mới là Hoàng Đức Nhã.
Tại Dinh Độc Lập, với những ý kiến sâu sắc về sách lược, chiến lược và
chiến thuật đối phó với thời cuộc sâu sắc, Vũ Ngọc Nhạ đã khiến anh em
Diệm - Nhu vì nể. Vì thế, chẳng bao lâu, anh đã trở thành một người tâm
phúc, thường xuyên được cùng bàn bạc những vấn đề cơ mật, sinh tử với
anh em họ Ngô. Một hôm họp gia đình có đầy đủ anh em họ Ngô và Vũ
Ngọc Nhạ, Ngô Đình Diệm đã tự đặt biệt danh 5 con rồng cho 5 anh em.
Diệm bảo: "Từ nay Ngô Đình Thục là Hồng Long, Ngô Đình Diệm là Bạch
Long, chú Nhu là Thanh Long, chú Cẩn là Hắc Long, thầy Hai (tức Vũ
Ngọc Nhạ) là Hoàng Long. Đã là anh em trong nhà, thầy Hai không cần
phải ý tứ gì". Mở được cánh cửa quyền lực của anh em họ Ngô, Vũ Ngọc
Nhạ đã nhanh chóng liên kết với các đồng chí của mình như Lê Hữu Thúy
(ủy viên phụ tá Thông tin chiêu hồi), Vũ Hữu Ruật (ở Tổng nha Cảnh sát
sau là ủy viên tuyên huấn trung ương lực lượng tự do và phó tổng thư ký
thường trực đảng Liên minh dân chủ), Nguyễn Xuân Hòe (ủy viên Văn
phòng Tổng thống), hình thành nên một mạng lưới tình báo (lưới A22) nắm
giữ các vị trí chủ chốt trong ngụy quyền Sài Gòn để khai thác tin tức chiến
lược phục vụ đấu tranh cách mạng.
Làm cố vấn cho Diệm, Vũ Ngọc Nhạ có điều kiện tiếp cận với các quan
chức cấp cao trong chính phủ ngụy quyền, với Tòa thánh Vatican, Giáo chủ
Pie XI, Khâm sứ Tòa thánh Sài Gòn, Đức hồng y Xpenman Mỹ... để nắm
tình hình, tìm kiếm tin tức.
Tình hình ở miền Nam ngày càng trở nên phức tạp khi chính quyền
Ngô Đình Diệm thẳng tay đàn áp các giáo phái vũ trang Bình Xuyên, Cao
Đài, Hòa Hảo. Mỹ buộc phải thực hiện kế hoạch "thay ngựa giữa dòng".
Sau cuộc đảo chính nhằm thăm dò thái độ trung thành của các tướng lĩnh
ngụy quân Sài Gòn với chế độ nhà Ngô vào tháng 11-1960 bất thành, việc
thực hiện các mưu đồ chính trị của bọn chúng được điều hành thận trọng