"trực tiếp" về tình báo mới viết được như thế. Bí ẩn của bút danh đã gây ra
làn sóng đầu cơ trong báo chí. Các sách của ông được ấn hành với số lượng
lớn. Năm 1963, chỉ trong có hai tuần ở Mỹ đã bán được 70 ngàn cuốn. Năm
1964 Le Carre thôi làm việc ở Bộ Ngoại giao. Cuốn "Điệp viên đến từ băng
giá" được giải thưởng cao quý Somerset Moem cho truyện hình sự. Ông
được tạm ứng 50 ngàn stéclinh cho cuốn "Chiến tranh phản chiếu" và trở
thành một người giàu có. Phim ảnh được dựng theo truyện của ông với sự
tham gia của các ngôi sao. Sách của ông được tái bản hai - ba năm một lần.
Cuốn sách nổi tiếng nhất - cuốn "Điệp viên lý tưởng" - được xuất bản năm
1986.
Cùng với thời gian các quan điểm của Le Carre cũng thay đổi. Ông đã
"tả hóa": đã tham gia chiến dịch chống chiến tranh hạt nhân, lên tiếng phê
phán gay gắt đường lối của chính phủ Israel ở vùng Cận Đông (thậm chí
David còn bị buộc tội đã tuyên truyền cho "Mặt trận giải phóng dân tộc của
Palestine"). Ông lên án vụ chính phủ Israel can thiệp vào Liban năm 1982,
cũng năm ấy ông tuyên bố luôn luôn bỏ phiếu cho Đảng Xã hội. Cuối
những năm 80 Le Carre đã vài lần tới Nga. Trong cuốn "Ngôi nhà Nga"
ông cũng viết về hoạt động tình báo, đã thấy niềm tin của tác giả vào sự
thay đổi theo chiều hướng tốt lên của các mối quan hệ Đông-Tây. Ông cũng
bày tỏ hy vọng của mình khi trả lời phỏng vấn của báo "Văn học" vào
tháng 4 năm 1989. Cũng cần nói thêm rằng ngay khi ấy ông đã nói là sau
"chiến tranh lạnh" các Cục Tình báo cần thể hiện được những sự thay đổi
mà cuộc sống cũng như thời đại đã đưa lại ở phương pháp, hình thức và
mạng lưới hoạt động của mình.
Ý kiến của các chuyên gia tình báo về các tác phẩm của Le Carre rất
khác nhau. Giám đốc Cục Tình báo quân sự Israel cho rằng đó là những
cuốn sách giáo khoa không chính thức cho các điệp viên. Còn theo con trai
của Richard Hemmer thì giám đốc Cục Tình báo, người vốn rất ái mộ Ian
Fleming, lại rất ghét Le Carre. Thậm chí một đồng nghiệp tình báo Anh của
Le Carre còn mắng vào mặt ông: "Đồ súc sinh! Đồ quái thai!".