đến kháng chiến cũng phải nằm im. Vì vậy, tìm kiếm đường dây liên lạc
sang phía bên kia sông Bến Hải lúc này là không thể thực hiện được.
Mất liên lạc bằng con đường nội địa, chị đành quay trở lại Sài Gòn tìm
hướng liên lạc ra Bắc qua đường sang Campuchia. Ngày 15-7-1956, Đinh
Thị Vân lên đường đi Phnôm Pênh với bản căn cước là "người đi buôn". ở
đây, chị có thể liên lạc với Hà Nội bằng cách trao đổi thư từ, bưu thiếp.
Nhưng đường dây này cũng không an toàn. Năm 1957, cấp trên yêu cầu chị
cắt đường liên lạc qua Phnôm Pênh và tổ chức đường dây khác lên phía
Tây Nguyên qua Plei Ku - Kon Tum. Việc quan trọng trước tiên là phải có
cơ sở. Chị tìm đến bà Khôi, một gia đình quen biết từ Hà Nội vào, bà Khôi
ở ngay trong cơ quan quân cụ, do đó việc liên lạc với cấp trên theo đường
số 14 được thiết lập và đi vào hoạt động.
Năm 1958, tình hình trở nên vô cùng căng thẳng. Sách lược "Tát nước
bắt cá" của chính quyền Ngô Đình Diệm đã làm cho lực lượng của ta bị tổn
thất nặng nề, có nơi thành cơ sở trắng. Để che mắt địch, Đinh Thị Vân phải
xoay ra làm nghề may máy và bỏ mối hàng thêu ở ngã ba Vườn Lài. Công
việc đang tiến triển thì chị nhận được chỉ thị: "Phải nghiên cứu gấp tình
hình phía Nam, nhất là vĩ tuyến 17, sự bố phòng của sư đoàn 1 ngụy, đồng
thời tìm hiểu xem địch biết về lực lượng ta ở Hạ Lào như thế nào?". Đinh
Thị Vân vội vã lên đường ra Huế cùng một đồng chí trước đây công tác ở
Ba Lòng với danh nghĩa đi du lịch tới thăm các bạn cũ, rồi qua đó ra thăm
giới tuyến. Bằng một trí nhớ tuyệt vời, một sự quan sát chính xác và một
máy ảnh Betri, toàn bộ tuyến phòng thủ của địch từ Huế đến Gio Linh, vị
trí các trung đoàn, hệ thống công sự, các bãi mìn, phương án tác chiến,
hướng triển khai của các trung đoàn bộ binh ngụy... đã được lưới báo cáo
chi tiết ra miền Bắc, góp phần cho chiến thắng của quân và dân ta trong
giai đoạn lịch sử quan trọng này.
Nhiệm vụ vừa hoàn thành, chị lại nhận được lệnh mới: "Tổ chức đường
dây từ Sài Gòn qua Nha Trang - Đà Nẵng và Huế, bắt liên lạc với giao