Lời khuyên thứ sáu: Rút ra bài học kinh nghiệm từ những sai lầm
Nếu bạn rơi vào hoàn cảnh khó khăn, đó không phải do lỗi lầm trước đây của bố mẹ bạn, bởi vậy, không nên oán
trách mà phải biết từ đó rút ra bài học kinh nghiệm.
Thẳng thắn nhìn nhận sai lầm
Trên đường đời dài đằng đẵng, bạn luôn mong mỏi sự nghiệp của mình có thể đạt được thành công,
nhưng nếu hành trang của bạn lại chỉ có những tri thức đã học được tại trường học thì quả là quá ít.
Bạn còn cần phải có những tri thức về cuộc sống, xã hội. Cuộc sống là người thầy nghiêm khắc nhất,
có phương pháp giáo dục hoàn toàn khác so với các giáo trình trong trường học. Phương pháp giáo
dục của cuộc sống là bạn phải phạm sai lầm trước, rồi từ đó rút ra bài học. Rất nhiều người do không
biết cách tìm ra chân lý từ những sai lầm nên chỉ biết trốn tránh sai lầm. Họ không biết rằng bản thân
hành động này đã tạo ra một sai lầm lớn, một số người còn lặp đi lặp lại nhiều lần những sai lầm mà
bản thân đã từng phạm phải trước đây. Sở dĩ họ liên tiếp phạm phải cùng một sai lầm là vì họ không
biết làm thế nào để rút ra bài học kinh nghiệm từ những sai lầm phạm phải. Ở trường học, bạn có thể
được coi là một học sinh thông minh bởi vì bạn không phạm phải sai lầm; nhưng trong cuộc sống, bạn
có trí tuệ, có sự sáng suốt bởi vì bạn đã từng phạm sai lầm, đồng thời rút ra được những bài học kinh
nghiệm từ những sai lầm đó. Nếu một người thực sự rút ra được những bài học từ những sai lầm thì
cuộc sống của anh ta sẽ có sự thay đổi. Cái mà anh ta có được không chỉ là kinh nghiệm mà còn là trí
tuệ.
Bản thân sai lầm không có gì đáng sợ, điều đáng sợ là sai lầm một cách vô ích. Một người dù phạm
một sai lầm nhỏ nhưng nếu anh ta có thể tổng kết các bài học thất bại, biết được tại sao mình thất bại
và không phạm phải những sai lầm lớn hơn, thì những bài học về sai lầm mà anh ta có được còn quan
trọng hơn những kinh nghiệm về thành công.
Có người đã từng căn cứ vào khả năng lợi dụng một cách hữu hiệu sai lầm để chia con người ra thành
4 loại. Loại thứ nhất, không thể rút ra bài học từ sự thất bại, luôn phạm phải những lỗi lầm giống nhau.
Loại người này không có cách gì để vươn lên. Loại người thứ hai, tuy có thể rút ra bài học từ những
sai lầm, không phạm phải những sai lầm giống nhau, nhưng do không thể phát hiện ra những điều mang
tính quy luật từ sự thất bại nên luôn phạm phải những sai lầm khác nhau. Loại người này cũng khó có
khả năng tiến xa. Loại người thứ ba, có khả năng tổng kết các bài học và quy luật từ những sai lầm mà
mình mắc phải, có thể coi họ là người thông minh. Nhưng do họ chỉ có thể tổng kết những bài học từ
những thát bại của bản thân nên tuy không phạm phải sai lầm giống như bản thân đã từng mắc phải
nhưng lại luôn phạm phải những sai lầm mà người khác mắc phải. Loại người thứ tư vừa không phạm
phải sai lầm mà mình từng mắc phải lại không phạm phải sai lầm mà người khác từng mắc phải. Kinh
nghiệm của người khác cũng chính là kinh nghiệm của bản thân anh ta; bài học của người khác cũng
chính là bài học của anh ta. Chỉ có loại người thứ tư mới biết cách lợi dụng một cách có hiệu quả nhất
giá trị của những thất bại.
Con người khi đạt được thành công, họ luôn cho rằng đó là do bản thân sáng suốt thông minh, rất ít
người cho rằng đó là do vận may; còn khi phạm phải sai lầm, họ lại luôn đổ tội cho số phận, họ sợ
phải thừa nhận sai lầm, phân tích sai lầm, dẫn đến việc, họ lại phạm phải những sai lầm tương tự. Họ
không biết rằng bản thân những sai lầm cũng có những giá trị nhất định. Chỉ có những người biết tổng
kết những bài học kinh nghiệm từ những thất bại, không than thân trách phận mới có thể tránh không