phạm lại những sai lầm đã mắc phải.
“Một người bị lừa hai lần thì nên bị hủy diệt”. Một người thực sự thông minh không được phép phạm
phải sai lầm mà mình đã từng mắc phải. Đúng vậy, phạm phải sai lầm không có gì đáng sợ, chỉ cần
không phạm phải sai lầm tương tự đã là một tiến bộ. Con chó, con mèo bị hại một lần, lần sau nếu gặp
phải hoàn cảnh tương tự, chúng sẽ biết tránh thật xa. Động vật còn như vậy, chúng ta lẽ nào lại không
làm được như thế?
Rất nhiều người luôn có những quyết định sai lầm, cho dù đã đọc bao nhiêu sách, học qua bao nhiêu
kỹ xảo nhưng mỗi lần đến giờ phút quan trọng để đưa ra quyết định, họ lại bỏ qua toàn bộ những
nguyên tắc và kỹ xảo cần phải sử dụng, để mặc cho một sức mạnh hoàn toàn xa lạ dẫn dắt họ đưa ra
quyết định. Đương nhiên, sau này chắc chắn họ sẽ phải vô cùng ân hận về quyết định của mình.
Chúng ta đôi khi có thể làm những việc mà mình biết rõ là sai lầm.
Dù biết rõ rằng ăn quá nhiều bánh kem sẽ bị đau bụng nhưng chúng ta vẫn cứ ăn, đến khi bị đau bụng
quằn quại thì mới tự trách mắng bản thân.
Dù biết rõ rằng khi bị lạc đường thì nên hỏi đường những người đang đi, nhưng chúng ta lại không hỏi,
cứ vòng đi vòng lại chỗ cũ cho tới khi mặt trời lặn.
Có người bị bệnh đau dạ dày, bác sỹ dặn không được ăn những đồ kích thích, kiêng thuốc lá, rượu bia
nhưng anh ta lại không nghe, cứ làm theo ý mình, cho đến khi bệnh trở nên trầm trọng thì lại kêu la than
vãn.
Dù biết rõ rằng xử lý công việc một cách nóng vội đã khiến bản thân chịu nhiều thiệt thòi, nhưng khi
sự việc xảy ra, bạn vẫn duy trì cách làm việc đó.
Tại sao chúng ta lại không thể “đi một ngày đàng học một sàng khôn”, tránh phạm phải những sai lầm
cũ?
Bill Gates khuyên rằng, sau khi phạm sai lầm, tuyệt đối không áp dụng các hành động sau:
1. Nói dối hoặc phủ định, che đậy hành vi của mình
Những người nói dối thường nói: “Tôi không làm việc đó”, hoặc “Không, không, không phải do tôi
làm” hoặc “Tôi không biết việc này là như thế nào”, hoặc “Tôi thề...”. Còn có những người sau khi
phạm sai lầm thường nói: “Chẳng có gì ghê gớm cả, tình hình rồi sẽ tốt đẹp trở lại”. “Có sai sót rồi
phải không? Sai ở đâu?”, “Không nên lo lắng, mọi việc sẽ như mong muốn của bạn”.
2. Chỉ trích người khác để thoát khỏi trách nhiệm của mình.
Loại người này sau khi phạm lỗi thường hay nói: “Đây là lỗi của anh, không phải lỗi của tôi”, hoặc
“Nếu vợ tôi không tiêu tiền một cách vung tay quá trán thì tôi cũng không bị rơi vào hoàn cảnh như bây
giờ”, hoặc “Nếu không có con cái làm vướng bận chân tay thì tôi đã giàu từ lâu rồi”. Họ cũng có thể
nói: “Chẳng qua là vì khách hàng không chú ý đến sản phẩm của tôi”, hoặc “Nhân viên của tôi không
trung thực với tôi”, “Bọn họ nói không rõ ràng”, hoặc “Đây là lỗi của ông chủ”... Có người thậm chí
còn nói: “Bởi vì tôi không có được sự giáo dục tốt nên sự nghiệp của tôi không được như mong
muốn”, “Nếu cho tôi thêm một chút thời gian thì tôi sẽ làm được tốt hơn”, hoặc “Tôi chẳng còn muốn
trở nên giàu có nữa”, hoặc “Mọi người đều như vậy, tại sao tôi lại không thể?”...