12 MẢNH GHÉP GIÁ TRỊ CHO CON - Trang 102

Hãy giúp con bạn có cảm nhận về việc “đúng giờ” và tâm

trí có sức mạnh “hơn” cơ thể. Hãy quy định thời gian đi ngủ cụ
thể cho trẻ chưa đến tuổi tới trường. Hãy giúp trẻ học cách
xem giờ (hoặc ít nhất cũng biết khi kim giờ chỉ vào số 7 là
mấy giờ, v.v…) và đố chúng để ý khi nào thì tới giờ đi ngủ và
tự đặt ra kỷ luật cho bản thân là phải đi ngủ đúng giờ (tất
nhiên là bạn vẫn phải nhắc nhở trẻ). Hãy nói với trẻ rằng
nếu chúng đã đủ lớn để đi ngủ đúng giờ, chúng xứng đáng
được nhận một chiếc đồng hồ hẹn giờ để thức dậy đúng
giờ. Hãy xem trẻ có thể tự dậy, tắt chuông hẹn giờ và ra ăn
sáng đúng giờ không. Hãy khen ngợi trẻ khi chúng làm được
việc đó.

Móc treo

Điều này giúp trẻ 4 đến 5 tuổi bắt đầu chủ động trong

việc tự đặt ra kỷ luật cho bản thân. Phương pháp bảng móc
treo tường được miêu tả trong tháng Tư có thêm một tác dụng
hữu ích để dạy trẻ kỷ luật. Hãy xem lại quy trình ở trang 116 và
117, và sử dụng tháng này để củng cố “móc treo và ngày lĩnh
lương” như một hoạt động lâu dài trong gia đình bạn. Hãy giải
thích với trẻ rằng kỷ luật có nghĩa là làm việc mà không cần
phải yêu cầu.

Trò chơi “quá nhiều”

Trò chơi này sẽ khiến trẻ nhỏ nghĩ về khái niệm điều

chỉnh cũng như những lợi ích đi kèm với nó. Hãy giải thích
rằng quá nhiều đôi khi lại có thể không tốt bằng quá ít.
Giả sử, “Hãy chơi một trò về ‘quá nhiều’. Bố/Mẹ sẽ nói
‘quá nhiều…’, và con hãy nói điều gì đó mà con không

muốn làm quá nhiều…, sau đó hãy nói điều ‘xấu’ có thể
xảy ra từ sự quá nhiều đó nhé”. Chẳng hạn:

Quá nhiều thức ăn… Con có thể mập.

Tập luyện quá nhiều… Con có thể bị mệt, hoặc thậm chí
bị chấn thương.

Ă

̀

́

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.