không thể cưỡng lại được. Đứa nào cũng khăng khăng
rằng chiếc ghế cuối cùng đó đúng là chỗ của nó và
nó là người đến trước. Khi cuộc đấu trí chuyển thành
cuộc chiến la hét, khóc lóc và sắp chuyển thành một
cuộc ẩu đả, tôi đã cân nhắc hai khả năng: (a) dành một
chút thời gian để tìm hiểu xem ai đúng; hoặc (b) cho cả
hai đứa ra “ghế ăn năn” ngồi cho đến khi mỗi đứa có
thể xác định được mình đã làm sai việc gì. Nhưng trong
trường hợp này, tôi nghĩ là không khả năng nào phát
huy tác dụng. Vì thế, tôi đã nói: “Mẹ sẽ quan sát hai
con, và xem ai sẽ cư xử đúng đắn. Mẹ nghĩ cả hai con
đều biết việc đúng đắn cần làm để giải quyết vấn
đề này”. Sau khoảng 15 giây im lặng, vẻ mặt của đứa
mà tôi cá là sẽ buông tay khỏi nửa chiếc ghế toát lên
vẻ hối lỗi. Sau khi thấy đứa không ích kỉ được khen
ngợi hết lời, đứa còn lại cũng đưa chiếc ghế về phía
đứa kia.
--- Linda
CHỈ DẪN CHUNG
Khen ngợi. Hãy tích cực khen ngợi trẻ mỗi khi chúng có
dấu hiệu, biểu hiện hoặc đôi khi chỉ là những ý nghĩ không
ích kỷ. Hãy coi một hành động chia sẻ đơn giản ở trẻ - đặc biệt
là trẻ nhỏ - cũng là một lý do đáng để tổ chức ăn mừng ghi
nhận và khen ngợi. Khi trẻ chia sẻ, cho đi, hoặc nhìn thấy và
phản hồi lại những nhu cầu của người khác, hãy khen ngợi
trẻ, hãy bế trẻ lên, ôm trẻ và chỉ cho trẻ thấy điều mà trẻ
vừa làm với người khác có ý nghĩa như thế nào.
Cho trẻ chịu trách nhiệm. Hãy cố khơi gợi sự đồng cảm
và thương xót ở trẻ trước những khó khăn, thách thức của
người khác. Một nghiên cứu mới đây của trường Đại học
Harvard đã chỉ ra mối liên hệ thú vị giữa mức độ trách
nhiệm mà trẻ được trao và xu hướng trở nên vị tha, quan tâm
tới người khác của trẻ. Hiển nhiên là trẻ được cho mọi thứ, chỉ
́