trừ trách nhiệm, không những sẽ trở nên hư hỏng mà thực tế
còn đánh mất cảm giác quan tâm, lo lắng.
Trong suốt tháng này, nhấn mạnh và định nghĩa lại
những trách nhiệm mà bạn trao cho trẻ, cũng như sự đáng tin
mà bạn kỳ vọng ở trẻ. Bất cứ khi nào có cơ hội hãy thảo luận
những trách nhiệm mà người khác có và cách chúng ta phải
đồng cảm với những gánh nặng của người khác như thế nào.
Dạy bằng cách làm gương và tích cực lắng nghe. Hãy
thể hiện cho trẻ thái độ đồng cảm và các kiểu nhạy cảm mà
bạn muốn chúng học hỏi. Hãy cố gắng biến sự quan tâm
và lắng nghe của bạn trở nên hữu hình hơn. Có một cách để
làm được điều này, đó là “tích cực lắng nghe”. Thay vì chỉ
đạo, quản lý và chất vấn trẻ, hãy cố gắng lắng nghe thực
sự điều trẻ nói. Hãy tóm lược những điều trẻ đã nói theo
cách có thể khẳng định với chúng rằng bạn đã nghe được
điều chúng nói, đã hiểu điều đó, và có quan tâm tới điều
đó. Thủ thuật này đôi khi còn được gọi là thủ thuật
Rogerian
Ngoài việc khuyến khích trẻ nói với bạn nhiều hơn, tích
cực lắng nghe còn tạo thành ví dụ điển hình cho kiểu nhạy
cảm mà bạn muốn con mình phát triển.
Tôi còn nhớ một chuyện đơn giản thể hiện tính hiệu quả
của thủ thuật này:
Một buổi tối, tôi ngồi ở bên mép giường của cô con gái
5 tuổi Saydi và hỏi con bé trường mẫu giáo hôm đó thế
nào. “Ổn ạ”, Saydi trả lời, nhưng trông con bé không vui
khi nói điều đó. “Sao thế, con gái? Có gì khiến con lo
lắng à?”
“Không hẳn ạ.”
Hôm đó là một ngày dài với tôi, tôi thực sự quá mệt mỏi
để tiếp tục dò xét. Tôi rất mệt, tôi chỉ định đặt lưng
́
̀
́
́