nhiều lần). Hãy giúp trẻ nhận ra chúng sẽ khiến người
khác vui vẻ, hạnh phúc như thế nào khi nhận được sự chia sẻ
đó. Hãy khen ngợi ngay cả những nỗ lực chia sẻ từ điều nhỏ
nhặt của trẻ.
Thi thoảng, hãy sử dụng thiết bị bấm giờ (hoặc đồng
hồ hẹn giờ) phát ra tiếng kêu báo hiệu lượt chơi của một đứa
đã kết thúc và đã đến lượt đứa khác được chơi.
Cho đi dịp Giáng sinh
Hãy cho trẻ một vài kỷ niệm đáng nhớ về việc không ích
kỷ, giúp đỡ những bạn thực sự khó khăn. Hãy là người “đóng
vai ông già Noel” và đem quà Giáng sinh đến cho một gia
đình nghèo khó. Cố gắng kết nối với một gia đình có con
ở
tầm tuổi con của bạn. Hãy gợi ý (mà không gây áp lực) con
bạn cho đứa trẻ nghèo khó một trong những món đồ chơi
yêu thích nhất của chúng. Hãy chỉ cho con thấy đứa trẻ kia
có ít đồ chơi như thế nào, và chỉ cần một món đồ chơi
cũng có thể khiến đứa trẻ đó hạnh phúc ra sao.
Nếu có thể, hãy quan sát và chụp ảnh của đứa trẻ được
nhận quà. Sau đó hãy “nhắc lại” nhiều lần về việc con bạn
khiến người khác cảm thấy hạnh phúc như thế nào. Hãy
khen ngợi tính không ích kỷ của con bạn và chỉ ra việc cho đi
cũng thú vị như việc đón nhận như thế nào.
“Con cảm thấy thế nào?”
Điều này có thể giúp trẻ nhỏ nhận thức tốt hơn về cảm
xúc của mình, cũng như cảm xúc của những người khác. Hãy
sử dụng từ cảm thấy thường xuyên hơn nữa. Hãy nói “Con
cảm thấy sao về…” hoặc “Bố/Mẹ cảm thấy…” Khuyến
khích trẻ sử dụng từ này thường xuyên. Hãy thảo luận về cảm
nhận bất cứ khi nào có cơ hội.
Trò chuyện trước lúc đi ngủ
̀