12 MẢNH GHÉP GIÁ TRỊ CHO CON - Trang 22

Một người bạn của chúng tôi kể rằng cô rất bực vì hai
đứa con nhỏ đánh nhau để tranh giành một con búp bê,
bực tới nỗi cô đã chộp lấy con búp bê và ném nó qua
cửa sổ. Sau đó, cô “giảng đạo” cho bọn trẻ về việc chia
sẻ, bảo chúng không được đánh nhau và cô cứ nghĩ
rằng khi giảng giải xong có nghĩa là cô đã dạy bọn trẻ
được một điều gì đó.

Đúng như vậy! Sau ngày hôm đó, cô phát hiện ra bọn
trẻ ném bánh mì ra ngoài cửa sổ. Trẻ thường học từ việc
chúng ta làm nhiều hơn so với điều chúng ta nói!

--- Linda

Nếu làm gương là người thầy chính thì tiếp đến phải

kể đến những phương pháp kể chuyện, chơi trò chơi, đóng
kịch và tưởng tượng.

Cuốn sách này bao gồm một loạt những phương pháp, vì

với hầu hết chúng ta, thật khó để có thể nghĩ ra những câu
chuyện, những trò chơi của riêng mình. Tuy nhiên, cần phải
nhớ rằng một số phương pháp tốt nhất lại là những
phương pháp chúng ta nghĩ ra trong tình huống cấp bách,
vào thời khắc cần kíp. Và điều có thể giúp chúng ta nghĩ
được là phải có mục tiêu rõ ràng. Tất cả chúng ta đều có thể
suy nghĩ thấu đáo hơn khi có một mục đích… kiểu như mục
tiêu cụ thể là dạy một giá trị riêng lẻ và tách biệt cho con
chúng ta mỗi tháng. Chính vì vậy mà phần còn lại của cuốn
sách này không được trình bày theo chương mà theo “tháng”.
Mỗi lần hãy tập trung vào chỉ một giá trị, một giá trị cho mỗi
tháng trong năm. Khi bạn đã hoàn thành cả 12 tháng, hãy
bắt đầu lại - khi đó con bạn sẽ lớn thêm một tuổi và sẽ sẵn
sàng để học những giá trị đó ở cấp độ mới.

Khi đặt ra mục tiêu cụ thể cho mỗi tháng - một giá trị cụ

thể chúng ta muốn tập trung vào và dạy cho con - và khi
chúng ta được quyền lựa chọn phương pháp từ bộ những

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.