12 MẢNH GHÉP GIÁ TRỊ CHO CON - Trang 78

tranh cãi hay phân tích. Nói cách khác, khi ai đó làm việc gì
hoặc nói điều gì mà chúng ta không đồng tình, chúng ta có
thể bật lại và tranh cãi hoặc chúng ta có thể cố gắng phân
tích tại sao
người đó lại làm hoặc nói như vậy.

Kể chuyện và sau đó thảo luận về học thuyết đôi bên
cùng thắng

Bài tập này sẽ giúp trẻ vị thành niên bắt đầu nhận ra

thế giới không phải lúc nào cũng là cuộc ganh đua phân định
“thắng-thua”, mà là nơi sự thấu hiểu có thể giúp tất cả mọi
người cùng thắng. Hãy kể câu chuyện ngắn gọn này: Holly
và Mary từng là bạn trong nhiều năm, nhưng cả hai đều có
cá tính mạnh, vì vậy họ thường xuyên bất đồng với nhau.
Một hôm, trong giờ học lịch sử, giáo viên yêu cầu học sinh
chia cặp, sau đó chọn một trong các chủ đề được liệt kê trên
bảng để làm một bài báo cáo chung; bài báo cáo này chiếm
50% điểm tổng kết cuối kỳ. Holly và Mary là một cặp,
nhưng lại không thống nhất được đề tài nào. Holly muốn
đề tài này nhưng Mary lại muốn đề tài khác. Cả hai trở nên
xung khắc và sau đó Holly đã quyết định lắng nghe Mary
(vì cô bé nhớ lại điều mẹ đã dạy). Hóa ra, Mary có lý do
chính đáng để muốn làm báo cáo về một đề tài cụ thể - và
cô bé cũng có một số thông tin đặc biệt có thể giúp bản báo
cáo trở nên hoàn hảo. Khi Holly lắng nghe, cô bé cũng nghĩ
ra một vài ý tưởng để bổ sung. Hai cô bé đã thống nhất
chọn một đề tài và cuối cùng đã đạt được điểm A cho bài
báo cáo của mình.

Hãy hỏi trẻ sự khác nhau giữa “thắng-thua” và “cùng

thắng”. Hãy định nghĩa “cùng thắng” (tìm một cách để
đồng tình, thống nhất - một cách mà không ai bị tổn
thương và ai cũng được lợi). Bạn có thể nghĩ thêm những ví dụ
khác.

Thẳng thắn giải thích cho trẻ hiểu tâm trạng tự nhiên
không tốt có thể do dậy thì, hoóc-môn và nhiều thứ
khác

́

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.